25/11/2019 13:13 GMT+7

Điện ảnh Việt: Khán giả trẻ, doanh thu đột phá, đề tài an toàn

MI LY
MI LY

TTO - Kể từ Liên hoan phim Việt Nam 20 (năm 2017), điện ảnh Việt đã có 2 năm phát triển ấn tượng về mặt doanh thu.

Điện ảnh Việt: Khán giả trẻ, doanh thu đột phá, đề tài an toàn - Ảnh 1.

Một số phim Việt không chỉ gây chú ý với khán giả trong nước, mà còn được giới thiệu đến khán giả quốc tế như phim: Hai Phượng...Ảnh: ĐPCC

Điện ảnh Việt còn hạn chế về đề tài, chưa rộng. Hiện nay, mảng thiếu nhi rất thiếu dù là mảng đang cần. Sự xuống cấp đạo đức xã hội muôn hình vạn trạng nhưng phim chỉ đề cập được một ít khía cạnh. Tham nhũng là chưa có phim nào. Chạy chức chạy quyền cũng chưa có phim nào. Thiếu nhiều đề tài lắm!

Trả lời Tuổi Trẻ về điện ảnh Việt 2 năm qua, ông Trần Luân Kim (chủ tịch ban giám khảo phim truyện tại Liên hoan phim Việt Nam 2019) nhận định

Đặc biệt, doanh thu hai mùa Tết và đầu năm 2018, 2019 có sự đột phá khi các phim: Siêu sao siêu ngố, Cua lại vợ bầu, Hai Phượng, Lật mặt: Nhà có khách đều trên trăm tỉ, xấp xỉ 200 tỉ đồng.

Mặc dù vậy, với gần 90 phim Việt ra rạp, bức tranh doanh thu nói chung của điện ảnh Việt không coi là khởi sắc khi lệch hẳn về những "quả bom" trăm tỉ.

Thậm chí, tổng doanh thu các phim này cộng lại có thể bằng doanh thu cả năm của điện ảnh Việt trước đó. Ngoài ra, một số ít phim hòa vốn hoặc có lời nhờ thu hàng chục tỉ. Còn lại, phần lớn phim lỗ, thu dưới 10 tỉ đồng.

Đó là doanh thu, vậy còn nội dung?

Trailer Lật mặt: Nhà có khách - một phim ăn khách của êkip Lý Hải

Không có phim về tham nhũng, chạy chức chạy quyền

Theo nhìn nhận của ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam 2019, đề tài của phim Việt hiện nay chưa rộng. Phần lớn phim xoay quanh tình cảm gia đình - một chủ đề dễ gây xúc động nhưng an toàn, hoặc về tình yêu đôi lứa, tâm lý tuổi mới lớn và học đường. Có phim về tội phạm nhưng chưa đậm nét. Rất ít phim có đề tài đột phá, hiếm gặp.

Cần nhìn nhận, tham nhũng hay chạy chức chạy quyền là những hiện tượng nhức nhối của xã hội Việt Nam, liên tục gây sóng gió trong dư luận và truyền thông. Việc nền điện ảnh ít có tiếng nói về những chủ đề này gây cảm giác nền điện ảnh chưa song hành cùng cuộc sống, thời cuộc.

Theo ông Trần Luân Kim, có nhiều lý do cho tình trạng này. Một lý do là vì nhà làm phim chưa dám mạo hiểm do đề tài tham nhũng, phản biện xã hội có thể bị coi là nhạy cảm.

"Nếu làm mà đả kích không đến nơi đến chốn thì phim không tới, còn nếu làm cho tới lại không biết có vấn đề gì không. Hội đồng duyệt theo tôi là thoải mái, nhưng chỉ sợ phim có những chi tiết gây ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc" - ông Kim nói.

Do vậy, các phim hiện nay đều cố gắng đặt vấn đề xã hội và giải quyết, nhưng hiếm phim giải quyết "đến nơi đến chốn". Một lý do khác là năng lực của nhà làm phim chưa đủ, "gieo" vấn đề nhưng chưa thể "gặt" rốt ráo.

Điện ảnh Việt: Khán giả trẻ, doanh thu đột phá, đề tài an toàn - Ảnh 4.

... phim Song Lang - Ảnh: ĐPCC

Khán giả trẻ hóa và "bài toán" thị hiếu?

Trước việc đặt vấn đề "Vì sao hiện nay điện ảnh Việt thiếu vắng những phim như vậy?", diễn viên kỳ cựu Bùi Bài Bình nêu ý kiến: "Ngày trước, khán giả điện ảnh lớn tuổi nên họ thích xem những phim có hình bóng của chính mình, của bố mẹ, con em mình. Còn ngày nay, khán giả chủ yếu là người trẻ, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nên họ cũng có nhu cầu xem phim hợp thị hiếu của mình".

Bùi Bài Bình từng đóng chính phim Mùa ổi (2002) của đạo diễn Đặng Nhật Minh, một phim Việt xuất sắc, phản biện đanh thép về đạo đức xã hội thông qua các hình tượng nghệ thuật sâu sắc.

Kể từ Gái nhảy (2003) đánh dấu sự phát triển của thị trường điện ảnh, khán giả điện ảnh Việt ngày càng trẻ hóa. Hiện nay, xem phim rạp là hình thức giải trí phổ biến tại Việt Nam của giới trẻ. Theo đánh giá của một nhà phát hành đến từ Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường điện ảnh có độ tuổi trung bình rất trẻ so với khu vực và thế giới.

Khán giả trẻ ngày nay vẫn có nhu cầu xem những bộ phim phản biện xã hội phức tạp. Một ví dụ là trong năm qua, bộ phim Ký sinh trùng (Parasite, phim Hàn đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019) gây nên một cơn sốt lớn ở Việt Nam, được khán giả nhiều lứa tuổi mổ xẻ kỹ lưỡng.

16 phim truyện dự thi và 14 phim truyện toàn cảnh tại Liên hoan phim Việt Nam năm nay chưa thể đại diện cho toàn bộ nền điện ảnh 2 năm qua. Nhưng trong số này có những phim bật lên về chất lượng như Hai Phượng, Song Lang, Thưa mẹ con đi, Người bất tử, Tháng năm rực rỡ...

Năm nay, số lượng phim có doanh thu cao và quen thuộc với số đông khán giả tăng lên, cho thấy liên hoan phim đến gần hơn với đại chúng. Và bộ phim được xướng tên ở giải thưởng cao nhất tại lễ bế mạc và trao giải tối 27-11 liệu sẽ làm hài lòng cả giới chuyên môn lẫn công chúng?

Rất khó để trả lời câu hỏi này bởi lẽ Liên hoan phim năm nào chất lượng Bông Sen cũng luôn gây bàn cãi. Giám khảo nào, giải thưởng ấy có vẻ sẽ là mệnh đề lý giải hợp lý cho những tranh cãi bất tận này...

Điện ảnh Việt: Khán giả trẻ, doanh thu đột phá, đề tài an toàn - Ảnh 5.

...phim Người bất tử - Ảnh: ĐPCC

Bối cảnh "mùi nghèo khổ" của phim Ký sinh trùng

Sáng 24-11, hội thảo "Bối cảnh quay phim tại Việt Nam" diễn ra tại Liên hoan phim Việt Nam ở Vũng Tàu. Ông Lee Ha Jun, họa sĩ thiết kế phim Ký sinh trùng, chia sẻ nhiều kinh nghiệm có tính thực tiễn cao. Đặc biệt, bối cảnh nhà của gia đình nghèo trong phim được đặt rác và chất thải để tăng độ chân thực.

Parasite đánh dấu sự kiện lần đầu tiên điện ảnh Hàn Quốc sở hữu Cành cọ vàng - Ảnh: Cannes

Parasite đánh dấu sự kiện lần đầu tiên điện ảnh Hàn Quốc sở hữu Cành cọ vàng - Ảnh: Cannes

"Trong đó, có cả những thứ rác và chất thải đã thối rữa nên không hề dễ chịu cho diễn viên và đoàn làm phim. Khi xem trên màn ảnh, khán giả có thể không cảm nhận được nhưng chúng tôi có mặt tại hiện trường cảm nhận rất rõ. Nhưng nhờ đó, diễn viên có cảm quan tốt hơn về cái mùi nghèo, chính là một chủ đề quan trọng của phim" - ông Lee Ha Jun nói.

"Bối cảnh phim Việt đang rất nghèo nàn do thiết kế sản xuất yếu, rút gọn kinh phí tối đa. Thiết kế của phim chủ yếu tập trung vào phục trang của diễn viên" - đạo diễn Đinh Tuấn Vũ (Chú ơi đừng lấy mẹ con, Ngốc ơi tuổi 17) nêu ý kiến tại hội thảo.

Điện ảnh Việt đang thiếu vai phá cách cho diễn viên nam Điện ảnh Việt đang thiếu vai phá cách cho diễn viên nam

TTO - Khả năng của diễn viên Việt hạn chế, hay nền điện ảnh "an toàn" không cho họ cơ hội bứt phá? Theo nhiều diễn viên có mặt tại Gặp gỡ mùa thu 2019, cả hai lý do này đều hợp lý.

MI LY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên