Hình ảnh trong phim Đại thủy chiến - Ảnh: ĐPCC
Nay là lúc người xem cần tinh tế hơn khi tiếp nhận những món ăn tinh thần được nhập từ nước ngoài. Một khi có ý thức về các thông điệp lồng ghép hoặc khéo léo hoặc vụng về trong những thước phim, người xem sẽ có thái độ đúng đắn, phù hợp với những sản phẩm ấy
TS NGUYỄN NAM
Trong bối cảnh các quốc gia đang đầu tư rất mạnh cho điện ảnh để gia tăng tầm ảnh hưởng, thị trường 95 triệu dân của Việt Nam được xem là "miền đất hứa".
Cuộc chạy đua làm hình ảnh quốc gia
Sự trỗi dậy của điện ảnh Trung Quốc những năm gần đây khiến nhiều quốc gia phải chú ý. Những động thái như mua một số hãng phim của Hollywood, tăng cường hợp tác sản xuất phim với Hollywood, đầu tư phim bom tấn kiểu Mỹ thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc.
Nhiều năm qua, Trung Quốc tung ra các phim phô diễn sức mạnh siêu cường như Đại nghiệp kiến quốc (2009), (2016), Thợ săn bầu trời, (2017)… hoành tráng và giàu tính giải trí không thua kém gì phim Hollywood, nhanh chóng lập kỷ lục doanh thu.
Trailer phim Chiến lang 2
Bộ phim Chiến lang 2 thu 854 triệu USD ở Trung Quốc và 20 triệu USD khi xuất khẩu. Điệp vụ Tam Giác Vàng sau 2 tuần công chiếu đã thu về 100 triệu USD tại Trung Quốc.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nam - giảng viên văn học và điện ảnh so sánh Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, năm 1987 Cục Điện ảnh Trung Quốc đề xuất "luật chủ toàn", chủ trương khai thác các đề tài lịch sử cách mạng trọng đại, phát triển điện ảnh theo hướng đa dạng hóa, tán dương tinh thần dân tộc và tự hào dân tộc.
Trailer phim Điệp vụ Tam Giác Vàng
Những bộ phim sản xuất theo luật chủ toàn được nhà nước Trung Quốc đầu tư kinh phí rất cao, đôi lúc là sản phẩm hợp tác quốc tế, được hỗ trợ miễn phí nguồn nhân lực của chính phủ và quân đội.
"Bộ phim Anh hùng (2002) của Trương Nghệ Mưu được hai hãng phim nhà nước của Trung Quốc đồng sản xuất, với chi phí cao nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc tính đến thời điểm đó (31 triệu USD).
Trailer phim Anh hùng
Bộ phim đã huy động 18.000 chiến sĩ quân đội và là sản phẩm của điện ảnh theo luật chủ toàn. Hay như Chiến lang (1 và 2), Đại chiến trường thành được trình chiếu ở Việt Nam cũng là sản phẩm điện ảnh chủ toàn" - tiến sĩ Nguyễn Nam cho hay.
So với Trung Quốc, cách tuyên truyền của điện ảnh Mỹ và Hàn Quốc ở trình độ cao hơn hẳn. Những thông điệp tuyên truyền cho văn hóa quốc gia, quảng bá cho sức mạnh của dân tộc được lồng ghép trong phim khéo léo, bởi nhà làm phim của họ đã có ý thức không đợi đến nhà nước đặt hàng.
Năm 2014, khán giả Việt Nam đã được thưởng thức bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc - Đại thủy chiến. Tại Hàn Quốc, bộ phim ca ngợi tinh thần yêu nước bất khuất của người Hàn đã thu về 128,4 triệu USD với 17 triệu lượt người xem.
Hình ảnh trong phim Chiến lang - Ảnh: ĐPCC
Những "khoảng trống" cảm xúc
Trong khi một năm khán giả Việt Nam được tiếp cận với khoảng 200 phim ngoại nhập, với phần lớn là phim Hollywood, phim Hàn, ngoài ra phải kể tới phim Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…, thì cả nước chỉ sản xuất được 40 phim, hầu hết là phim giải trí, đa số chất lượng còn thấp.
Dòng phim nhà nước đã biến mất khỏi sân chơi điện ảnh Việt khoảng hai năm nay. Và dường như nhiều người cảm thấy… chẳng sao cả bởi một phần từ thực tế sau quá nhiều năm phim được sản xuất chỉ để cất kho, dư luận cho rằng không nên tiếp tục dùng tiền thuế của dân để làm những bộ phim vô ích.
Thực tế thì những phim do Nhà nước tài trợ hoặc đặt hàng sản xuất rải rác từ năm 2011 như Mùi cỏ cháy, Những người viết huyền thoại, Sống cùng lịch sử, Nhà tiên tri, Thầu Chín ở Xiêm, Những đứa con của làng, Người trở về… đều có khả năng lấy nước mắt khán giả ở một cảnh, một phân đoạn nào đó.
Bởi với một đất nước trải qua chiến tranh triền miên như Việt Nam, bất cứ người dân nào cũng rất nhạy cảm với chiến tranh. Nhưng đáng tiếc gần đây điện ảnh Việt không có phim nào tạo cho người xem cảm giác trọn vẹn, nếu không muốn nói quá nhiều phim dở.
Còn ở khu vực điện ảnh tư nhân, dù một số nhà sản xuất phim tư nhân đã nỗ lực tạo ra những bộ phim tốt nhưng lực bất tòng tâm.
Bộ phim chiếu rạp Sứ mệnh trái tim chỉ là sự ăn theo nhạt nhẽo của Hậu duệ mặt trời. Hay bộ phim gần đây nhất tham vọng xây dựng hình tượng anh hùng, trừ gian diệt bạo là Lôi Báo cũng thất bại.
Đơn giản vì khán giả không muốn xem bộ phim bắt chước anh hùng của Hollywood.
Trailer phim Dòng máu anh hùng
Những phim được đánh giá tốt trước đó do tư nhân sản xuất như Dòng máu anh hùng, Thiên mệnh anh hùng… lại thất bại về doanh thu khiến người làm phim nhụt chí.
Trong những bài viết giới thiệu bom tấn Đại thủy chiến của Hàn Quốc tại Việt Nam dễ nhận thấy nhiều ý kiến của bạn đọc sau cảm xúc hào hứng là sự ngậm ngùi, như bạn đọc Anh Kiệt đã bình luận: "Lịch sử Việt ta cũng hào hùng có thua ai. Nhưng biết bao giờ ta có những bộ phim để giới thiệu cho thế giới biết về lịch sử Việt Nam mình?".
Phải chăng những bộ phim Việt đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, giàu tình yêu quê hương đất nước, giàu giá trị nhân văn, từng được thế giới chú ý hiện giờ đều đã thành kinh điển. Và ở thì hiện tại, rất ít tác phẩm mới tạo tiếng vang...
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, để người Việt có niềm tự hào không vay mượn qua điện ảnh, cần làm gì?
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Dòng máu anh hùng
Và Thiên mệnh anh hùng là một số ít phim Việt khơi gợi được lòng tự hào dân tộc
Trẻ em thuộc lịch sử nước ngoài
Theo đạo diễn Đào Bá Sơn, năm kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long thực sự là một cơ hội, vì đó là thời điểm phim lịch sử được quan tâm nhiều nhất.
Nhưng sau đó không ai đầu tư cho thể loại này nữa. "Hiện giờ phim ngoại tràn ngập màn ảnh lớn nhỏ. Nền điện ảnh nội địa chỉ còn quan tâm phát triển phim thị trường.
Có quá ít phim đề tài lịch sử, chiến tranh… bảo sao trẻ em cứ thuộc lịch sử nước ngoài, yêu quý thần tượng nước ngoài hơn người trong nước. Chúng ta thực sự chưa coi trọng nền điện ảnh của mình, cũng như chưa chăm chút cho nó" - đạo diễn Đào Bá Sơn nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận