Phóng to |
-Tại sao ông lại quyết định bỏ tiền làm phim cho thiếu nhi trong khi biết chắc nguy cơ không thể thu hồi được vốn rất cao?
- Tôi cũng đã làm hai phim hành động kiểu Hollywood từ những năm 1991-1993; cả hai đeu nói về các băng nhóm tội phạm ở Nga, trong đó có một phim về các băng nhóm người Việt ở Nga (diễn viên người Việt vào vai mafia là nhà báo Trung Kiên của kênh truyen hình VTV4).
Phim cũng đông khách và có lãi hẳn hoi, dù lúc đó đang ở trong thời điểm đồng rúp trượt giá khủng khiếp. Nhưng tôi, cũng như tất cả những người làm phim khác, cứ mãi day dứt với câu hỏi: đó có phải là điện ảnh không và làm nó nhằm mục đích gì?
Tôi có một đứa con gái rất say mê xem phim hoạt hình Mỹ, tôi cũng xem nhiều phim cùng với nó và tự hỏi: con mình se thu nhận được gì từ những bộ phim này mặc dù chúng rất hấp dẫn? Gần đây, trên truyền hình Nga chiếu một loạt phim hành động có tên Brigada (có thể dịch là "Đội thợ") của môt đạo diễn trẻ vào loại tài năng nhất của nước Nga hiện tại.
Phim được làm rất chuyên nghiệp, diễn viên diễn rất xuất sắc và tất nhiên thu hút được rất nhiều khán giả. Nhưng đó lại là phim về môt băng đảng cướp của giết người chuyên nghiệp. Và thanh thiếu niên Nga xem xong đâm ra mê mẩn những tên cướp trong phim vì chúng quá đẹp và cư xử quá dễ thương.
Trong sân trường, ngoài đường phố, học sinh đóng vai những tên cướp đó và bắn nhau bằng những khẩu súng đo chơi. Bộ trưởng Nội vụ Grưzlov đã phải đặt vấn đe rằng:”Rồi sẽ có lúc con cháu chúng ta không dừng lại ở chỗ bắn nhau bằng những khẩu súng đồ chơi nữa. Đã đến lúc chúng ta phải lựa chọn!”
* Và ông đã lựa chọn?
- Lênin từng nói: tuổi thơ ấu là lứa tuổi đẹp đẽ nhất của đời người; ông cũng nói: trong các loại hình nghệ thuật, điện ảnh là quan trọng nhất. Ở nước Nga cho đến nay chắc chắn chẳng có ai phản đối hai chân lý nói trên cả. Vì thế, nếu không phải chúng tôi thì cũng phải có ai đó bỏ tiền, thời gian và công sức làm phim cho trẻ em chứ.
Hơn nữa, từ 1996 Nhà nước Nga đã quyết định tài trợ trở lại cho các bộ phim thiếu nhi- tối đa khoảng 50%. Có được sự thay đổi này là do có tác động cá nhân rất lớn của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Văn hóa Nga - ông ấy là một nhà triết học, là cựu giám đốc Hãng phim nổi tiếng Lenfilm.
* Dù sao các ông cũng vẫn phải bỏ 50% vốn, và khi đó nguy cơ phá sản cũng rất cao?
- Một phim Nga trung bình chi phí khoảng 600.000 - 1 triệu USD, để làm phim thiếu nhi chúng tôi phải vừa tìm nhà tài trợ vừa vay ngân hàng. Làm xong một phim, bao giờ chúng tôi cũng trở về điểm xuất phát về tài chính, nghĩa là bằng 0. Nhưng vẫn phải có lòng tin, vì mình mà còn không tin mình thì nhà tài trợ nào chịu tin mình mà bỏ tiền.
Ở Nga hiện nay, mỗi năm có khoảng 60 phim được Nhà nước tài trợ (50%) để sản xuất. Phần còn lại là phim của các hãng tư nhân. Nếu tính tổng cộng đau phim, kể cả các phim do các hãng truyền hình khác nhau đặt hàng, cũng có đến khoảng 120 phim/năm, bằng con số thời hoàng kim của điện ảnh Xô viết dù chất lượng và khán giả thì chưa bằng.
* Ở Nga có tình trạng các rạp đua nhau chiếu phim Mỹ trong khi phim nội nằm mốc meo trong kho? Tình trạng đó được khắc phục bằng cách nào?
- Những năm đau khi LX tan rã, tình hình còn tệ hơn thế nhiều: rạp chiếu bóng biến thành điểm kinh doanh. Tiếp đó là làn sóng đầu tư của những người làm điện ảnh Nga ở Mỹ: họ đổ tiền về nước và trang bị lại các rạp chiếu bóng, không thua kém các rạp ở Mỹ và tất nhiên chỉ để chiếu phim Mỹ. Đieu đó thúc giục Nhà nước phải đau tư trang bị lại các rạp thuộc he thống chiếu bóng quốc doanh, may mắn là còn khá nhieu và cũng may là nhiều người Nga vẫn còn thích phim Nga - nếu nó hay.
* Có lúc phim Nga đã theo đuôi phim Mỹ với quá nhiều bạo lực và tình dục?
- Đúng là vào đầu những năm 1990, khi LX sụp đổ đã kéo theo sự thả lỏng hoàn toàn của chế độ kiểm duyệt, dẫn đến tình trạng làm phim thương mại tràn lan, nhất là phim bạo lực và tình dục. Nhưng đó chỉ la những biểu hiện nhất thời của tính nông nổi và sự tò mò. Với những người có một nền tảng văn hóa bình thường, họ cũng đã không thể thưởng thức nổi thứ nghệ thuật ấy.
Hiện ở Nga không ai xem loại phim ấy nữa cả dù không hề có bất cứ sự kiểm duyệt nào. Sự kiểm duyệt về đạo đức và văn hóa trong bản thân người làm phim và người xem là cao nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận