Các giáo viên phải tự chế đồ chơi cho các em học sinh - Ảnh: Lĩnh Hồng |
Do không có hội trường thôn để có chỗ học tập cho 13 em nhỏ tại đây, nhà trường phải mượn tạm ngôi nhà bỏ hoang của người dân nằm sâu trong rẫy cà phê. Tuy nhiên, mỗi khi tới đợt tưới cà phê, cô trò phải trả lại phòng học cho chủ nhà đặt máy bơm nước và làm chỗ nghỉ ngơi.
“Mỗi đợt tưới thường kéo dài ba ngày, nếu trùng vào thứ bảy, chủ nhật thì chỉ phải nghỉ thêm một ngày vào thứ hai hoặc thứ sáu. Còn nếu người ta tưới vào ngày thường thì cô trò phải nghỉ luôn trong ba ngày” - cô Đoàn Thị Hoa, giáo viên đứng lớp tại đây, cho biết.
Căn phòng được sơn sửa lại rất thoáng đãng nhưng thiếu thốn mọi phương tiện dạy học cho trẻ mầm non như bảng, đồ chơi, các hình ảnh minh họa... Để dễ truyền đạt cho các em, cô giáo phải tự sáng tạo một số sản phẩm từ phế liệu như các loại đồ chơi, minh họa con vật, đồ dùng... bằng những mô hình tự chế.
Dù vậy, cô Nguyễn Thị Hồng Thúy - phó hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai - lại cho rằng đây là nơi “khang trang” nhất trong số chín điểm trường phân hiệu trong các thôn buôn. Hầu hết các điểm trường phụ đều phải mượn tạm hội trường thôn hoặc nhà dân.
“Để ra điểm chính học thì rất nhiều học sinh phải đi xa, có em cách trường cả chục kilômet. Nhiều điểm trường quá thiếu thốn, nền đất, không cửa, không nước, không nhà vệ sinh và rất chật chội. Nhà trường đã xin xây thêm ít phòng học trong các thôn, buôn vùng sâu nhưng đợi mãi mà chưa thấy cấp trên có phản hồi gì” - cô Thúy cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận