Tại Bắc Giang và Nghệ An đã có hàng trăm người tiếp xúc phải cách ly. Không khí phòng dịch chung "nóng" trở lại, gần như những ngày đầu chớm có COVID-19.
Bạch hầu không phải là bệnh lạ, tính trong 4 năm qua ít nhất đã có 3 vụ dịch bạch hầu, lần đầu là giữa 2020 ở Tây Nguyên, sau đó năm 2023 có dịch ở Hà Giang và Điện Biên, chùm ca bệnh này có thể coi là vụ thứ 4.
Vụ nào cũng có ca tử vong nhưng so cả 4 vụ thì lần này nóng nhất.
Có mấy yếu tố khiến vụ bệnh này nóng. Thứ nhất, bệnh đã lan tới khu vực đông dân cư, đồng bằng, những người liên quan đã đi nhiều nơi, trong đó có các quán karaoke, nơi nhiều người qua lại. Thứ hai, đã có ca tử vong và nạn nhân là một cô gái trẻ.
Tuy nhiên đằng sau đó, các yếu tố thực sự khiến dịch nóng hơn, đó là tính dễ lây lan của bạch hầu, và trong năm 2023 vừa qua do thiếu vắc xin, các vùng có bệnh lẫn vùng nguy cơ chưa được tiêm vét, tiêm bổ sung một cách hiệu quả. Chưa bao phủ tiêm chủng thì nguy cơ lây lan càng dễ dàng.
Và điều này cũng khiến giới chức y tế lo ngại. Nhưng có thể thấy người dân đang quá lo, lo một cách quá mức về bạch hầu. Nhiều người rủ nhau đi tiêm phòng, có người bắt đầu đeo lại khẩu trang, rửa tay sạch, rủ nhau hạn chế tiếp xúc... như cách ứng phó hồi dịch COVID-19.
Thực tế nếu chúng ta có ý thức phòng dịch thì những biện pháp dự phòng này phải là biện pháp hằng ngày, không phải vãn dịch là... thôi. Bởi không chỉ COVID-19, bạch hầu mà còn rất nhiều bệnh lý lây qua đường hô hấp.
Nhưng sau dịch COVID-19, ngay cả những người hay sợ nhất cũng đã bỏ việc đeo khẩu trang thường xuyên từ lâu. Hiệu quả chống dịch có khi thấp là vì vậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận