30/08/2009 17:31 GMT+7

Đi tìm di tích Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội

Theo BẢO PHƯỢNG - PHÁP LUẬT TP.HCM
Theo BẢO PHƯỢNG - PHÁP LUẬT TP.HCM

Phải đi tìm vì những địa điểm cũ, các công trình còn lưu dấu tích Cách mạng Tháng Tám đã thay đổi khác trước nhiều, cái còn, cái mất. Phần lớn những di tích này mới chỉ được gắn biển lưu niệm chứ chưa được công nhận di tích lịch sử, chưa có biện pháp bảo tồn, trùng tu xứng đáng.

eBEZ3JxH.jpgPhóng to
Ga Hàng Cỏ (đến nay chưa được công nhận di tích lịch sử)

Cụ Đỗ Đăng Hồng, thủ từ coi đền kể lại: Quãng giữa năm 1945, Nhật kéo về đốt phá làng, thu thóc của dân cất vào kho của đình. Ngày 21-7-1945, đình Quan Nhân là nơi tự vệ xung phong ngoại thành Hà Nội tổ chức phá kho thóc của Nhật, chia cho bà con nhân dân xung quanh vùng để cứu đói.

Theo lời kể của cụ Nguyễn Phúc Trí (tức Hoàng Đạt) - một thành viên của Đội thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu (TNTTXP), vào cuối tháng 7-1945, một đoàn tàu điện chạy tuyến đường Vọng - Bờ Hồ đã bị đoàn viên Đoàn TNTTXP khống chế. Một nhóm phụ trách diễn thuyết với hành khách trên tàu, một nhóm phụ trách cắm cờ Việt Minh lên tàu điện. Khi tàu về đến trước ga Hàng Cỏ, đoàn tàu với lá cờ Việt Minh đỗ hàng giờ ở ga đã gây xáo động những người đứng xem và qua lại trên đường hàng giờ liền trước khi bị gỡ xuống. Hôm sau, khắp Hà Nội đã râm ran chuyện lá cờ Việt Minh tung bay trên tàu điện đi qua nhiều tuyến đường, mang lại niềm hân hoan cho bao người, tăng thêm lòng tin tưởng vào đoàn thể Việt Minh.

Đây là một trong không nhiều rạp hát cũ ở nội thành Hà Nội vẫn còn giữ được. Tại đây, đoàn viên Đoàn TNTTXP đã trà trộn vào người xem và tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền cho cách mạng thành công vào ngày 4-8-1945.

7NyH3AX3.jpgPhóng to
Kho thóc Nhật tại đình làng Quan Nhân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) đã được công nhận di tích lịch sử năm 1989
orxl3V2M.jpg
Rạp Tố Như - sau này đổi tên là rạp Chuông Vàng ở 72 phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm)
xGbRbrwS.jpg
4. Ảnh 4: Nhà hát lớn (phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm)
DGbDMpZo.jpg
Ảnh 5: Trại Bảo an binh - nay là trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (40A phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm)

Ngày 15-8, tin Nhật đầu hàng Đồng minh đã lan truyền. Ngày 17-8-1945, Tổng hội Viên chức tổ chức mít-tinh ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim tại Nhà hát lớn. Đồng chí Thái Hy làm tổ trưởng một tổ Thanh niên cứu quốc làm nhiệm vụ phá cuộc mít-tinh. Cuộc mít-tinh chưa bắt đầu thì đã thấy xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng thả từ gác trên nhà hát xuống, phủ một mảng lớn phía trước nhà hát. Buổi diễn thuyết ngắn, chỉ gồm hai ý: Nhật đã đầu hàng, bà con đồng bào ủng hộ Việt Minh, không theo Nhật và tay sai. Ở dưới đám đông, các thành viên của đội trà trộn, bắt đầu phất những lá cờ Việt Minh nhỏ bằng nửa bàn tay.

Nhà hát lớn hiện nay vẫn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa quan trọng nhưng chưa được công nhận là di tích lịch sử.

Ngày 19-8-1945, một cuộc mít-tinh lớn của các lực lượng cách mạng được tổ chức ở Nhà hát lớn. Sau cuộc mít-tinh, đoàn biểu tình tỏa thành nhiều mũi tuần hành. Đội TNTTXP thành Hoàng Diệu cùng với đông đảo đồng bào Hà Nội đi ngược theo đường Tràng Tiền tới đường Hàng Bài, tiến tới trại Bảo an binh. Đoàn tiến vào cổng trại Bảo an binh thuận lợi, không có sự chống cự. Tên quan ba Thụ cùng hơn một ngàn quân án binh bất động trong trại, sau đó chấp hành mọi yêu cầu của lực lượng cách mạng. Nhưng bên ngoài, quân Nhật bắt đầu vây ráp. Cuộc thương lượng giữa quân ta và Nhật diễn ra bên ngoài trại. Bên trong cố thủ tại các vị trí chiến đấu. Đến xẩm chiều, Nhật rút quân đi.

zVFfpuef.jpgPhóng to

Ông Phạm Hy Đào, lão thành cách mạng (đứng thứ hai từ trái sang) - người giúp chúng tôi thực hiện phóng sự ảnh về những di tích này. Ông lấy tên hoạt động cách mạng là Thái Hy. Ông sinh ngày 12-2-1924, tham gia tổ chức Việt Minh năm 1943. Ngày ấy, ông phụ trách Liên đội hai, Đoàn TNTTXP thành Hoàng Diệu. Dẫn chúng tôi đi tìm lại những di tích Cách mạng Tháng Tám, ông bảo đã đề xuất nhiều lần với lãnh đạo thành phố việc công nhận các di tích này nhưng vẫn chưa có hồi âm. Ông còn mong có một con đường mang tên Cách mạng Tháng Tám và một tượng đài kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám ở thủ đô để các thế hệ sau này có được niềm tự hào về lịch sử dân tộc - Ảnh do nhân vật cung cấp

Theo BẢO PHƯỢNG - PHÁP LUẬT TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên