Cụ thể, giai đoạn 2009-2014, tỷ lệ luồng di cư từ nông thôn ra thành thị chiếm tới 44,2% (giai đoạn 2004-2009 là 30,5%) cho thấy sức hút kinh tế của khu vực thành thị đối với khu vực nông thôn ngày càng lớn trong khi di cư từ thành thị đến thành thị giảm từ 34,6% xuống 14,9%.
Độ tuổi của những người di cư chủ yếu từ 15-34 tuổi với đích đến là các vùng lân cận và có kinh tế phát triển hơn.
Đáng chú ý, nếu năm 2009, cả nước có 4 vùng mang tỷ suất di cư thuần âm (xuất cư cao hơn nhập cư) là trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; thì đến năm 2014 Đồng bằng sông Hồng đã có tỷ lệ người nhập cư cao hơn xuất cư. Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vùng có tỷ lệ di cư thuần âm lớn nhất (27%).
Vùng Đông Nam Bộ có tỷ suất di cư thuần dương khá cao (nhập cư cao hơn xuất cư) do nơi đây tập trung các tỉnh/thành phố có nhiều khu công nghiệp, kinh tế sôi động (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai).
Ngoài ra Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng có tỷ suất di cư thuần dương dù thấp song cũng cho thấy sức hút kinh tế từ cây công nghiệp ở Tây Nguyên hay sự tập trung nhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nhất cả nước ở Đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, sức hút kinh tế cũng khiến người dân 2 vùng này nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ khá đông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận