TTCT - Tôi cũng như nhiều người dân cổ cồn (người làm việc văn phòng) ở Singapore từ bỏ ý định mua ô tô vì giao thông công cộng (metro, xe buýt) quá thuận tiện. Trên một chuyến metro ở Singapore giờ thấp điểm. Ảnh: TRI ANHTôi rất mê lái xe, hồi còn ở Việt Nam tôi có một chiếc ô tô. Đến khi sang Singapore sinh sống và làm việc thì thói quen lái xe không còn nữa vì chi phí để mua và duy trì một ô tô con ở Singapore khá đắt đỏ. Tôi chuyển sang đi bằng BMW.Từ bỏ đam mê ô tôBMW (Bus, Mass Rapid Transit, Walk) là cả một hệ thống kết nối với nhau từ đi bộ, buýt tới metro. Chính phủ Singapore đặt mục tiêu rất rõ ràng: đến những năm 2030, cứ 10 hộ gia đình ở Singapore thì có 8 hộ sẽ cách ga xe lửa trong vòng 10 phút đi bộ.Các tuyến vận tải quy mô lớn nhanh (MRT) và đường sắt nhẹ đô thị (LRT) đã phủ kín toàn đảo quốc Singapore. Ảnh: mapalan.comCác phương tiện giao thông công cộng ở Singapore kết nối rất tiện lợi và chính xác nên việc tính toán thời gian di chuyển từ điểm A đến điểm B gần như có thể kiểm soát được. Trước khi ra khỏi nhà, chúng tôi có thể kiểm tra xem còn bao lâu nữa thì tuyến xe buýt cần đi ở trạm buýt gần nhà sẽ đến qua một ứng dụng, thực tế xe đi cực kỳ chính xác. Cả nhà tôi, ai cũng có những ứng dụng để có thể tính toán, biết được thời gian và cách thức di chuyển từ điểm A đến điểm B bằng buýt hay MRT.Nhà tôi cách trạm MRT Novena (tuyến màu đỏ) và trạm Farrer Park (tuyến màu tím) hai trạm xe buýt với hai tuyến 131 và 141. Sau khi lên xe buýt, chỉ vài phút sau chúng tôi đến trạm MRT, lên tàu điện đến các trạm tiếp theo để đi học, đi làm, đi chơi, mua sắm… Vào khung giờ cao điểm, chừng 2-3 phút có một chuyến xe điện ngầm, giờ thấp điểm khoảng 7 phút, ngày cuối tuần khoảng 5-6 phút có chuyến mới. Tương tự, xe buýt cũng có thời gian phù hợp.Có những hôm cần đi ngay vì nếu chờ chuyến buýt kế tiếp có thể trễ hẹn, trễ giờ làm, tôi lấy xe đạp, đạp chừng vài phút đã đến trạm MRT. Khóa xe đạp cẩn thận vào bãi để xe quy định, tôi xuống trạm MRT để tiếp tục hành trình. Khi về cũng vậy, ra khỏi tàu điện ngầm thì vào bãi xe lấy xe đạp, đội nón bảo hiểm lên và rong ruổi đạp xe về nhà. Singapore có những khoảng thời gian mưa như trút; khi gặp trời mưa, tôi để xe đạp lại trạm MRT lên xe buýt về nhà, hôm sau quay lại lấy xe đạp.Hồi Chính phủ Singapore chưa siết chặt tiêu chuẩn an toàn cho các scooter điện, chúng tôi đi xe scooter điện đến trạm xe buýt, MRT, gập nó lại rồi bước lên tàu, đến trạm cần đến lại lấy xuống khởi động và di chuyển. Giờ thì ít xe scooter điện được dùng ở Singapore nhưng những biker với xe đạp xếp gọn vẫn dùng các phương tiện công cộng này để di chuyển nhanh hơn. Tôi đi làm, may mắn là công ty gần nhà, nên ngồi qua 3 trạm buýt đã đến nơi, vợ tôi thì phải 2 lần đi buýt, đổi 2 lần từ tuyến tím sang tuyến màu cam rồi đi bộ thêm chừng 10 phút mới tới chỗ làm - đó là chuyện thường ngày ở đảo.MRT ở Singapore cũng có những lúc trục trặc, nếu rơi vào lúc giờ cao điểm đi làm và tan sở thì hai công ty khai thác các tuyến tàu điện ngầm sẽ cung cấp xe buýt miễn phí cho hành khách ở trạm tàu điện gần nhất.Đô thị cho giao thông công cộngHơn 85% dân số Singapore sống ở các khu chung cư do chính phủ xây dựng (gọi là các khu HDB - viết tắt từ tên tiếng Anh của cơ quan phụ trách việc xây dựng). Những khu HDB này luôn có kết nối hợp lý để người dân có thể sử dụng các phương tiện công cộng dễ dàng, tiện lợi.Mái che nối hai khu dân cư ở đường Megui. Ảnh: TRI ANHỞ các khu HDB luôn có các đường dẫn có mái che từ khu dân cư đến trạm xe buýt hoặc trạm MRT, tạo điều kiện để người dân dùng các phương tiện công cộng bất kể trời mưa hay nắng. Thậm chí nhiều khu vực (như ở chợ Pek Kio) còn có mái vòm che ngang đường để người dân băng qua đường đến hai trạm xe buýt đối diện. Nơi khác thì xây cầu vượt bộ hành trên không, các khu trung tâm mua sắm có các đường hầm ngầm kết nối giữa các con đường đi bộ và trung tâm mua sắm.Có những khu HDB ở ngay trên đầu trạm MRT và trạm trung chuyển xe buýt kèm theo những tiện ích như khu mua sắm, bệnh viện, trường học, trung tâm dạy thêm… nên đi lại vô cùng tiện lợi, vào ngày cuối tuần hoặc cuối ngày càng thêm nhộn nhịp.Lúc tôi làm việc ở công ty cũ ở khu trung tâm tài chính, nơi có đến 3 tuyến MRT (tuyến màu xanh, tuyến màu tím và tuyến màu xanh lá cây) chạy qua. Vào giờ cao điểm, các tuyến MRT đông nghẹt dân áo cổ cồn. Có khi đông quá, tôi chọn đi buýt, tuy có vòng vèo hơn chút nhưng có chỗ ngồi và thoáng hơn so với đi MRT.Trên xe buýt, ghế ngồi có cổng sạc USB cho khách, máy lạnh chạy phà phà. Xe ngừng lại thì lái xe mở cửa sau và lật một tấm sắt to nối vào vỉa hè để người già, người ngồi xe lăn, xe nôi trẻ em lên xe trước. Người ưu tiên yên vị thì lái xe mới mở cửa cho khách bình thường lên xe. Hai vị trí để xe nôi và xe lăn có khóa bánh xe để tránh bị di chuyển trong lúc xe buýt chạy.Giá vé xe buýt hoặc tàu điện ngầm phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển, một chuyến đi bằng xe buýt thường có giá từ 1 SGD (gần 19.000 VND) đến 2 SGD, một hành trình bằng tàu điện ngầm có giá từ 1,5 - 2,50 SGD. Tôi thường ưu tiên các chặng có MRT để đi vì chắc chắn sẽ đúng giờ, xe buýt thi thoảng cũng bị kẹt xe, hơn thế đi lại trong đường hầm MRT luôn có máy lạnh, mát mẻ hơn đi trên mặt đất (nếu phải di chuyển bằng xe buýt).Thẻ đi xe buýt và MRT hoàn toàn có thể dùng chung, đây là một loại thẻ thông minh có tiền để có thể thanh toán ở các dịch vụ khác ở các trung tâm ăn uống. Hai con tôi dùng thẻ học sinh cũng tích hợp chức năng thanh toán xe buýt và MRT, mua thức ăn và dụng cụ học tập… ở trường. Cha mẹ có thể nạp tiền, kiểm tra cước phí… bất cứ lúc nào. Các loại thẻ có giá trị lưu trữ như EZ-Link có thể dễ dàng mua tại chỗ bán vé SimplyGo ở các trạm trung chuyển buýt (bus interchange), nhà ga MRT hoặc cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Du khách cũng có thể mua thẻ du lịch Singapore (STP), là một loại thẻ EZ-Link cho phép đi lại không giới hạn trong một, hai hoặc ba ngày.Thẻ ngân hàng như thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng cũng có thể quét trả tiền cho chuyến tại cổng soát vé tàu điện ngầm hoặc đầu đọc thẻ trên xe buýt. Nếu thẻ của bạn có chức năng EZ-Link/NETS FlashPay (cũng là thẻ nội địa ở Singapore) thì đó sẽ là chế độ thanh toán mặc định, không cần nạp thêm tiền. Nếu bạn có ví di động (mobile wallet) cũng có thể thanh toán cho chuyến đi của mình. Tiền mặt chỉ có thể dùng thanh toán trên xe buýt, nhưng bạn sẽ cần số tiền lẻ chính xác vì lái xe không trả tiền thừa lại cho bạn.■ Tàu điện kết nối từ cửa nhà đến thế giớiTại lễ khai trương tuyến MRT Thomson-East Coast (TEL, tuyến màu nâu) giai đoạn 4 vào tháng 6-2024, Thủ tướng Lawrence Wong nói sẽ hoàn thành giai đoạn 5 của tuyến MRT này kết nối Bayshore và Sungei Bedok vào năm 2026. Phần mở rộng của giai đoạn 5 dự án này có kết nối với sân bay Changi dự kiến hoàn thành vào giữa những năm 2030.Một khi TEL được hoàn thiện, mạng lưới xe điện ngầm ở Singapore sẽ kết nối từ cửa nhà của người dân đến thế giới. Ở đầu phía bắc đảo sẽ có tuyến đường kết nối với Hệ thống liên kết vận tải nhanh Johor Bahru (Malaysia) với Singapore (Johor Bahru-Singapore Rapid Transit System Link).Theo Thủ tướng Lawrence Wong, trong thập kỷ tới, Singapore sẽ mở hơn 50 ga tàu điện ngầm và tăng thêm hai tuyến tàu điện ngầm thứ bảy và thứ tám cho quốc đảo này gồm: tuyến vùng Jurong (tăng kết nối khu vực phía tây) và tuyến Cross Island (kết nối các khu vực phía đông, đông bắc và phía tây). Đồng thời sẽ mở các ga mới và phần mở rộng trên các tuyến hiện có, như tuyến bắc - nam, tuyến Circle và tuyến Downtown.Sau hai thập kỷ lên kế hoạch, Singapore đưa vào vận hành đường tàu điện đầu tiên dài 6km với 5 trạm vào tháng 11-1987. Sau 37 năm, quốc đảo này có 6 đường tàu với tổng chiều dài hơn 242km và 142 trạm, chở hơn 6 triệu lượt hành khách mỗi ngày. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Tuyến metro số 1 Tiếp theo Tags: Tàu điện ngầmPhương tiện giao thôngTuyến MRTSingaporeDi chuyển nhanh
Metro định hướng cho tương lai đô thị ts nguyễn ngọc hiếu (Trường đại học Việt Đức) 25/12/2024 1607 từ
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Xuân Son, Tiến Linh giúp Việt Nam đặt một chân vào chung kết ASEAN Cup 2024 ĐỨC KHUÊ 26/12/2024 Đội tuyển Việt Nam đánh bại Singapore 2-0, rộng cửa vào chung kết ASEAN Cup 2024.
Vì sao trọng tài từ chối siêu phẩm của Nguyễn Xuân Son vào lưới Singapore? QUANG THỊNH 26/12/2024 Trọng tài Kim Woo Sung (Hàn Quốc) cho rằng tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã để bóng chạm tay trước khi tung cú sút tung lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024.
Nguyễn Xuân Son: Tôi không nghĩ đó là một pha bóng chạm tay NGUYÊN KHÔI 26/12/2024 Phát biểu sau trận thắng Singapore 2-0, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho rằng tình huống anh khống chế bóng và ghi bàn mà trọng tài không công nhận không hề chạm tay.
Reuters: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ TRẦN PHƯƠNG 26/12/2024 4 nguồn tin thông tin với Reuters ngày 26-12: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ.