19/12/2022 10:00 GMT+7

Di chúc bằng miệng không có hiệu lực trong trường hợp nào?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Di chúc bằng miệng khác gì di chúc bằng văn bản và cần phải chứng minh như thế nào?

* Bạn đọc @tuantihon gửi câu hỏi trên tới Tuổi Trẻ Online.

- ThS luật PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC trả lời:

Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 quy định hình thức của di chúc thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng. Do đó, di chúc miệng vẫn được pháp luật công nhận.

Bên cạnh đó, cần lưu ý 2 điều kiện thành lập di chúc miệng và thời gian di chúc miệng có hiệu lực được quy định trong điều 629 Bộ luật dân sự 2015. 

Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp phải đáp ứng được các điều kiện theo điều 630 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trong trường hợp không thỏa mãn được các điều kiện trên, di chúc miệng sẽ không có hiệu lực pháp lý. Khi đó, di sản sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Bạn có vấn đề về hôn nhân gia đình, tài sản, đất đai, bản quyền, hợp đồng kinh tế, thuế... cần được luật sư tư vấn cụ thể, vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ [email protected].

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, xử lý ra sao? Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, xử lý ra sao?

TTO - Hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi (giả danh công an, tòa án, trúng thưởng...). Khi tố giác loại tội phạm này, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp hình ảnh, video

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên