Mẫu tàu không người lái phục vụ quan trắc tự động của ĐH Bách khoa - Ảnh: N.T.
Đó là tàu không người lái phục vụ quan trắc tự động (USV) và máy bay phun thuốc trừ sâu, đều có giá thành rẻ hơn 50% sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
Trong đó chiếc USV nhỏ gọn và di động là sáng chế liên ngành, do nhóm nghiên cứu của TS Trần Ngọc Huy (giảng viên bộ môn điều khiển tự động, khoa điện - điện tử) chế tạo.
Tàu tự hành USV được trang bị hệ thống cảm biến phong phú, độ chính xác cao, bộ xử lý tốc độ cao và giải thuật điều khiển thông minh, giúp USV có thể hoạch định quỹ đạo, lập kế hoạch đường đi tối ưu để thực hiện việc tuần tra, giám sát, theo dõi đối tượng, cứu hộ cứu nạn và quan trắc môi trường nước...
Trong khi đó, TS Vũ Ngọc Ánh cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển loại máy bay phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa phục vụ sản xuất nông nghiệp, có thể bay theo lộ trình đã được thiết lập sẵn, khi hết thuốc máy bay tự động quay về nạp thuốc, rồi bay về vị trí cũ để phun tiếp.
Mẫu máy bay phun thuốc trừ sâu của ĐH Bách khoa - Ảnh: N.T.
Theo nhóm nghiên cứu, sản phẩm khoa học này được thực hiện với mong muốn hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu suất lao động, giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.
TS Vũ Ngọc Ánh chia sẻ: "Về cơ bản, máy bay phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa có cơ chế bay tương tự các thiết bị bay không người lái phổ biến như flycam. Tuy nhiên, để phù hợp với mục đích phun thuốc trừ sâu diện rộng, máy được thiết kế thêm bình chứa và bộ pin có khả năng giúp máy hoạt động ổn định".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận