13/12/2020 14:19 GMT+7

Dệt may được dùng vải của Hàn Quốc xuất khẩu đi EU

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức được ký kết, gỡ điểm nghẽn nghiêm ngặt về sử dụng vải trong EVFTA.

Dệt may được dùng vải của Hàn Quốc xuất khẩu đi EU - Ảnh 1.

Quy định "từ vải trở đi" trong EVFTA giữa Việt Nam và EU đã gỡ được điểm nghẽn thông qua việc có thể sử dụng nguồn nguyên liệu vải từ Hàn Quốc để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU trong thời gian tới - Ảnh: T.V.N.

Với thỏa thuận đạt được nói trên, Bộ Công thương cho biết đây là điều khoản ý đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, gỡ điểm nghẽn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu vải đối với hàng dệt may xuất khẩu đi thị trường EU, do Hàn Quốc cũng đã ký hiệp định thương mại với EU.

Theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để hưởng lợi ích về cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ, trong đó, quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" với yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam, hoặc các nước thành viên EU

Theo Bộ Công thương, EU hiện là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU còn khá khiêm tốn, như năm 2019 kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 4,3 tỉ USD, chiếm 2% thị phần của thị trường EU, một tỉ lệ rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại.

Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia, khi có EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản trước khi EVFTA được ký kết.

Bộ Công thương cho rằng việc chủ động chuẩn bị và ký kết thỏa thuận cộng gộp xuất xứ với Hàn Quốc nói trên "là rất cần thiết và kịp thời", từ đó giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể ngay lập tức giải quyết được khó khăn về nguyên liệu dệt may chất lượng cao, tận dụng sớm cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU còn để ngỏ rất lớn.

Hiệp hội dệt may và da giày VN kiến nghị Chính phủ bảo vệ quyền lợi trước nguy cơ bị áp thuế Hiệp hội dệt may và da giày VN kiến nghị Chính phủ bảo vệ quyền lợi trước nguy cơ bị áp thuế

TTO - Ngành dệt may và da giày, túi xách của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng khi Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ khởi động điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên