Phóng to |
Với cách làm công phu này, khi cán xong sợi bánh cứng mà dẻo, màu sắc vàng nhạt tự nhiên. Do quá trình thăng trầm lịch sử và những biến động về thổ nhưỡng, dân cư, cùng những ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật mới trong các công đoạn chế biến truyền thống, việc sản xuất sợi cao lầu nay đã khác xưa.
Sau ngày 4-12-1999, Hội An được ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đổ về Hội An khám phá hương vị đặc biệt của cao lầu.
Người địa phương chỉ nhận đây là món ăn dân dã riêng của xứ sở nhưng lắng đọng trong khẩu vị du khách. Cao lầu là món ăn lạ hấp dẫn. Lạ không chỉ bởi tên gọi mà ngay cái hương vị của nó không giống bất kỳ món ăn nào khắp đất nước.
Trong một đĩa đựng cao lầu người ta thấy có thịt xá xíu thái nhỏ, trộn ít tóp mỡ vừa đủ rực lên màu vàng ánh, ít sợi mì chiên giòn và rau sống, giá, vài loại rau thơm, kế bên là đĩa nước chấm màu nâu hường có vị chua, cay, ngọt thật dễ cảm. Ở những nhà hàng tại phố cổ có bán cao lầu, khi khách vào ăn, món được đưa ra trước cho khách thưởng thức là cao lầu.
Do lịch sử xuất hiện và hương vị riêng biệt của cao lầu, không một người Hoa nào dám nhận là của Trung Quốc. Càng chưa đủ chứng cứ để nói rằng cao lầu là của Nhật Bản (vì lịch sử hình thành phố cổ Hội An cách nay bốn trăm năm, người Nhật và người Hoa là hai cư dân khá đông đúc xôm tụ ở đây). Chỉ biết rằng đây là món ăn ngon, ấn tượng với du khách do người Hội An bán ngay trên quê hương mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận