22/12/2024 13:28 GMT+7

Đèn lồng Hội An chưa hề tắt lửa nghề

Những ngày cuối năm, làng nghề làm đèn lồng Hội An lại tất bật vào vụ Tết. Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống hàng trăm năm của phố cổ.

Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 1.

Nghề làm đèn lồng Hội An (TP Hội An, Quảng Nam) đã tồn tại hàng trăm năm nay - Ảnh: THANH NGUYÊN

Nghề làm đèn lồng Hội An (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã tồn tại hàng trăm năm qua, tạo sinh kế cho nhiều thế hệ người dân nơi đây. Những chiếc đèn lồng thủ công, lung linh thắp sáng các mái nhà cổ kính, làm rực rỡ thêm vẻ đẹp trầm mặc của phố Hội.

Theo các nghệ nhân làm lồng đèn ở Hội An, để làm ra một chiếc đèn lồng hoàn hảo, người thợ phải trau chuốt từng công đoạn. Từ việc chọn tre già, luộc kỹ để chống mối mọt, phơi khô rồi vót mỏng, đến việc tạo khung, dán vải, mỗi bước đều đòi hỏi sự kỳ công của người làm đèn lồng.

Hiện nay, khoảng 40 gia đình tại Hội An vẫn giữ nghề làm đèn lồng truyền thống. 

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Thủy (cơ sở sản xuất đèn lồng tại phường Cẩm Châu), mỗi năm làng nghề sôi động nhất vào tháng chạp âm lịch để chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán. Ngoài ra, các dịp lễ hội như Tết Trung thu hay lễ Vu lan cũng là thời điểm nhu cầu mua đèn lồng tăng cao.

“Mỗi ngày cơ sở của tôi sản xuất hơn 200 chiếc lồng đèn. Từ tháng 11 đến nay, hàng ngàn sản phẩm đã được xuất ra thị trường để kịp phục vụ Tết", nghệ nhân Nguyễn Thị Thùy Linh chia sẻ.

Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 2.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Thủy tỉ mỉ hoàn thiện chiếc lồng đèn từ khung tre truyền thống, chuẩn bị cho mùa Tết Nguyên đán sắp tới - Ảnh: THANH NGUYÊN

Tùy vào kích thước và độ tinh xảo, đèn lồng Hội An có giá dao động trên dưới 100.000 đồng mỗi chiếc.

Để đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng, đèn lồng Hội An được sáng tạo với nhiều mẫu mã, kích cỡ. Những mẫu đơn giản như đèn tròn, lục giác, bát giác hay phức tạp hơn như đèn kéo quân, hình 12 con giáp đều được sản xuất. Đặc biệt, loại đèn lồng tre có thể xếp gọn hiện rất được ưa chuộng vì dễ vận chuyển.

Một số cơ sở không chỉ sản xuất đèn lồng mà còn kết hợp du lịch trải nghiệm, nơi du khách có thể tự tay làm đèn lồng dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Đây là một cách để quảng bá nghề truyền thống đến bạn bè quốc tế, đồng thời mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Du khách Ngô Quang Quý bày tỏ: “Tôi rất thích đèn lồng Hội An vì chúng không chỉ đẹp mà còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của phố cổ. Tôi thường dẫn bạn bè, nhất là du khách nước ngoài đến trải nghiệm cách tạo ra một chiếc đèn lồng hoàn chỉnh”.

Những chiếc đèn lồng không chỉ là vật dụng trang trí mà còn mang theo hồn cốt văn hóa của phố Hội. Nghề làm đèn lồng không chỉ gắn bó với sinh kế của bao thế hệ người Hội An, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống hàng trăm năm qua.

Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 3.
Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 4.

Theo các nghệ nhân làm đèn lồng ở Hội An, để làm ra một chiếc đèn lồng hoàn hảo người thợ phải trau chuốt từng công đoạn - Ảnh: THANH NGUYÊN

Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 5.

Những chiếc lồng đèn với đủ hình dạng, kích thước được bày bán rực rỡ, thu hút sự chú ý của du khách mỗi khi ghé thăm phố cổ - Ảnh: THANH NGUYÊN

Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 6.

Nghề làm đèn lồng không chỉ gắn bó với sinh kế của bao thế hệ người Hội An, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống hàng trăm năm qua - Ảnh: THANH NGUYÊN

Nhiều du khách thích thú trải nghiệm các bước làm một chiếc lồng đèn Hội An hoàn chỉnh - Ảnh: THANH NGUYÊN

Bền bỉ nghề thắp sáng phố cổ hàng trăm năm - Ảnh 9.Tiếng còi xe không nên tồn tại ở phố cổ Hội An

Đã có khá nhiều góp ý về việc nên hay không nên cấm hẳn xe có động cơ chạy trong phố đi bộ ở Hội An (Quảng Nam). Sẽ thật tuyệt hơn nếu cấm hẳn cả tiếng còi xe, thứ âm thanh giao thông đô thị ồn ào không hợp với phố cổ Hội An.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên