TTCT - Ít ai biết tại làng Lệ Mật, nơi nổi tiếng với nghề bắt rắn và nay là nuôi rắn phục vụ ẩm thực, còn lưu giữ điệu múa rắn độc đáo, thường được biểu diễn vào ngày hội đình 23-3 âm lịch. Vị thành hoàng làng Lệ Mật chém rắn trong điệu vũ Rảo Long - Ảnh: Nguyễn ĐìnhTừ nhiều thế hệ, người dân làng Lệ Mật tự dạy bảo cách săn bắt rắn, đúc kết thành những kinh nghiệm độc đáo. Vị thủ đền của đình làng Lệ Mật, cụ ông Hoàng Ngọc Dậu, nói: “Cha ông tôi ngày xưa chuyên đi bắt rắn rồi truyền nghề lại cho con cháu, con cháu truyền cho nhau. Khi bắt rắn phải biết cách phân biệt đó là loài rắn gì, có tập tính gì quen thuộc”.Trong tất cả làng trại thuộc kinh thành Thăng Long xưa, duy chỉ có người làng Lệ Mật theo nghề bắt rắn. Điều này được cụ ông Nguyễn Đắc Liên - người làng Lệ Mật, hiện là trưởng ban liên lạc của 13 làng trại phía tây kinh thành Thăng Long xưa - lý giải: “Lệ Mật có nghề bắt rắn vì xưa làng nằm trên các doi sông Hồng bồi đắp, nước và cỏ nhiều nên rắn rết cũng nhiều. Bà con giữa xóm này sang xóm kia, nhà này sang nhà khác qua lạch phải dùng thuyền độc mộc. Để tự bảo tồn, các cụ nghĩ cách bắt rắn để đỡ tổn thương cho con cháu, xuất phát từ đó các cụ có nghề bắt rắn nên nghề này tồn tại đến giờ”.Làng Lệ Mật giờ thuộc phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Hội đình của làng Lệ Mật diễn ra ngày 23-3 âm lịch hằng năm, là ngày vui không chỉ của riêng làng Lệ Mật mà với cả thập tam trại.Trong ngày hội đình Lệ Mật, người làng sẽ biểu diễn điệu vũ Rảo Long đặc sắc và ôn lại tích truyện hình thành 13 làng trại của ông tổ nghề của ngôi làng rắn độc đáo ở Việt Nam.Nói về gốc tích của vùng đất Lệ Mật với mối liên quan đến rắn, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: “Thời Lý, khi xuất hiện những vùng xây dựng bên phía tây của kinh thành Thăng Long, miền đất gốc chính là làng Lệ Mật, nảy sinh truyền thuyết ông hoàng Lệ Mật... Từ đây có sự hỗn dung của rất nhiều quan niệm phong tục với nhiều dụng ý khác nhau thành ra sự tích ông hoàng Lệ Mật và chuyện đánh rắn”.Bên cạnh ngôi đình làng Lệ Mật bề thế là chiếc giếng ngọc, tròn vạnh như chiếc gương soi khổng lồ, hắt bóng cây đa nơi có ngôi miếu nhỏ, cụ ông Hoàng Ngọc Dậu, 85 tuổi, giới thiệu: “Miếu này thờ cô công chúa con vua Lý Thái Tông, người gặp nạn khi du thuyền rong chơi trên dòng Thiên Đức khi xưa và được một trai làng Lệ Mật xung phong, xin vua đi tìm thi hài công chúa. Ông chính là Nguyễn Quý Công, đức thánh của làng Lệ Mật, tương truyền đã lặn xuống dòng sông nơi công chúa gặp nạn, giao đấu với rắn khổng lồ và mang được thi hài công chúa về”.Sự tích giao đấu với rắn tìm thi hài công chúa được người làng Lệ Mật xây dựng thành một diễn xướng mô tả lại lịch sử của đức thánh làng Lệ Mật, gọi là điệu vũ Rảo Long. Cụ ông Hoàng Ngọc Dậu cũng chính là người phụ trách đội dân vũ ấy. Ngày ngày ông tập luyện những miếng võ tự sáng tác để hằng năm vào đúng ngày hội đình, ông múa võ diễn lại tích xưa cho người làng và các thế hệ con cháu hiểu thêm về câu chuyện hào hùng của vị thành hoàng làng cũng là ông tổ nghề rắn, người đã có công khai sinh 13 làng trại (thập tam trại) phía tây thành Thăng Long khi xưa.Nguyên do sự tích 13 làng trại ấy được cụ Nguyễn Đắc Liên kể thêm: “Năm 1043, công chúa cả con vua Lý Thái Tông xin phép vua cha về thăm quê, dong thuyền đi từ sông Hồng sang Đuống, về Thiên Đức gặp sóng to gió lớn, công chúa đắm thuyền chết đuối, các quan đi hộ vệ công chúa không tìm thấy thi hài.Ngày xưa việc chết mất xác là tối kỵ, vua phải thuê người thưởng cho ai tìm được thi hài công chúa. Trong cung có thái giám Nguyễn Quý Công là người làng Lệ Mật xin phép vua đi tìm thi hài công chúa, vua cho thuyền chở thái giám ra chỗ hợp nguồn, nước xoáy tròn như phễu khổng lồ. Người nhảy xuống tìm và giao đấu với con giải hay còn gọi là rắn khổng lồ, thuồng luồng, cuối cùng tìm được thi hài công chúa đưa lên bờ.Nhà vua hay tin triệu vời Nguyễn Quý Công thưởng 100 cân vàng, 100 cuốn lụa, phong cho thái giám nội thị thượng khanh, tức chức thái tể đứng đầu hàng thái giám. Người không nhận vì còn ít tuổi, nghĩ đến quê cha đất tổ nghèo, xin vua vườn tây cấm phía tây Thăng Long để khai hoang.Nhà vua đồng ý cho vườn tây cấm, người về làng gọi 13 người con cháu bản trang tập hợp một số gia đình hằng ngày đi vỡ đất khai hoang, xây dựng nhà cửa đàng hoàng dọn vào ở, lập nên 13 làng trại đặt tên là Khán Xuân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, tiếp đến có Vĩnh Phúc, Đại Yên, Liễu Giai, Cống Yên, về bên tây nam có Giảng Võ, Hào Nam, Kim Mã, ở giữa có Thủ Lệ, Cống Vị, Vạn Phúc”. Tags: Ẩm thựcLàng Lệ MậtMúa rắnNgày hội đình 233
Xe khách giường nằm văng vào xe đầu kéo trên quốc lộ 6 qua Sơn La, 6 người chết CHÍ TUỆ 22/02/2025 Vụ tai nạn giao thông giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo trên quốc lộ 6 (đoạn qua Sơn La) làm 6 người chết, 4 người bị thương.
Nguyên nhân vụ tai nạn trên quốc lộ 6 làm xe khách biến dạng, 6 người chết HỒNG QUANG 22/02/2025 Nguyên nhân sơ bộ được xác định là lái xe khách đi đến đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt do trời mưa dẫn đến không làm chủ tốc độ. Sau đó, phần đuôi ô tô khách văng vào đầu xe đầu kéo đi chiều ngược lại.
Nga chấp nhận dành 300 tỉ USD 'bị đóng băng' để tái thiết Ukraine? NGỌC ĐỨC 21/02/2025 Hãng tin Reuters khẳng định Matxcơva có thể đang cân nhắc điều khoản hòa bình là dùng số tài sản bị đóng băng ở châu Âu cho việc tái thiết Ukraine.
Vụ trưởng, chánh văn phòng Bộ Nội vụ cùng gần 180 cán bộ xin nghỉ trước tuổi, thôi việc THÀNH CHUNG 21/02/2025 Tính đến nay có 180 cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện nghỉ trước tuổi, thôi việc khi Bộ Nội vụ hợp nhất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.