13/08/2024 17:54 GMT+7

Đến Khánh Sơn ngắm thác Tà Gụ, xem già làng làm đàn Chapi

Trong khuôn khổ Lễ hội trái cây Khánh Sơn (Khánh Hòa), du khách còn thích thú với thác Tà Gụ và không gian văn hóa của đồng bào Raglai tại đây.

Đến Khánh Sơn ngắm thác Tà Gụ, xem già làng làm đàn Chapi- Ảnh 1.

Thác Tà Gụ nhìn từ trên cao như một dải lụa trắng - Ảnh: TRẦN HOÀI

Đắm mình vào dòng nước mát lạnh tại thác Tà Gụ, xem già làng người Raglai làm nỏ, đàn Chapi... là những trải nghiệm thu hút du khách đến với Khánh Sơn dịp này.

Thác Tà Gụ - dải lụa trắng giữa rừng

Từ thị trấn Tô Hạp, du khách chỉ mất khoảng nửa tiếng di chuyển là đến được với thác Tà Gụ. Thác Tà Gụ nằm ở xã Sơn Hiệp, từ độ cao 40m, thác đổ một dòng nước trắng xóa như một dải lụa. Dòng nước đổ xuống cực mạnh tạo nên những làn khói trắng giống như mây mù. 

Du khách dễ choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ của thác nước và núi rừng .

Giữa những buổi trưa nóng bức của mùa hè, hàng trăm du khách nối chân nhau đến thác để hòa mình vào dòng nước mát lạnh.

Cùng gia đình đến thác Tà Gụ nghỉ trưa, chị Hoàng Thanh Xuân (đến từ Phú Yên) cảm thấy rất thích thú.

"Không gian ở đây mát mẻ quá, còn cảnh sắc thì thật ngoạn mục. Gia đình tôi đã vượt đường xa đến đây và không thất vọng" - chị Xuân nói.

Đến Khánh Sơn ngắm thác Tà Gụ, xem già làng làm đàn Chapi- Ảnh 2.

Dòng thác đổ từ độ cao 40m tạo nên một khung cảnh nên thơ, hùng vĩ - Ảnh: TRẦN HOÀI

Đến Khánh Sơn ngắm thác Tà Gụ, xem già làng làm đàn Chapi- Ảnh 3.

Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tại thác Tà Gụ - Ảnh: TRẦN HOÀI

Già làng người Raglai làm nỏ, làm đàn Chapi

Trong khuôn khổ của Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024, nhiều du khách còn thích thú với không gian văn hóa của người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các sản phẩm thủ công từ tay các già làng người Raglai.

Già làng Cao Văn Thắng (xã Ba Cụm Bắc) làm một chiếc nỏ. Ông cho hay để làm nên một chiếc nỏ phải mất 2-3 ngày - Ảnh: TRẦN HOÀI

Già làng Cao Văn Thắng (xã Ba Cụm Bắc) làm một chiếc nỏ. Ông cho hay để làm nên một chiếc nỏ phải mất 2-3 ngày - Ảnh: TRẦN HOÀI

Những sản phẩm thủ công được thực hiện kỳ công, tỉ mỉ như: nỏ, đàn Chapi, các loại giỏ đựng…

Già làng Cao Văn Thắng (70 tuổi) cho biết để làm nên một chiếc nỏ phải mất khoảng 2-3 ngày, những chiếc nỏ được sử dụng để săn bắn các loài động vật gây hại cho mùa màng, hoặc đuổi những thú rừng gây nguy hiểm cho người dân.

Xem già làng làm những sản phẩm thủ công, anh Trương Đức Hoàng (đến từ Nha Trang) nói: "Tôi thấy những nghề thủ công này cần được gìn giữ, ngoài việc bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc trưng, còn là sản phẩm để phát triển du lịch của Khánh Sơn".

Đến Khánh Sơn ngắm thác Tà Gụ, xem già làng làm đàn Chapi- Ảnh 5.

Một già làng chăm chú làm sản phẩm thủ công - Ảnh: TRẦN HOÀI

Một già làng khác đang làm đàn Chapi - Ảnh: TRẦN HOÀI

Một già làng khác đang làm đàn Chapi - Ảnh: TRẦN HOÀI

Những già làng tuổi cao nhưng rất giỏi đan lát - Ảnh: TRẦN HOÀI

Những già làng tuổi cao nhưng rất giỏi đan lát - Ảnh: TRẦN HOÀI

Lễ hội trái cây Khánh Sơn (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) diễn ra từ ngày 10 đến 13-8. Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, du lịch của huyện Khánh Sơn, giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, tiếp cận thông tin, công nghệ mới.

Cây dầu đôi di sản ở Khánh Sơn đã chết, huyện nói cần 400 triệu đồng xử lýCây dầu đôi di sản ở Khánh Sơn đã chết, huyện nói cần 400 triệu đồng xử lý

Huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đang cân đối nguồn vốn khoảng 400 triệu đồng để xử lý cây dầu đôi (dầu rái) di sản đã chết trên địa bàn huyện này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên