15/04/2014 21:13 GMT+7

Đêm "Mặt trăng máu" đổi màu

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Tối 15-4, những người yêu thiên văn đã mãn nhãn khi “săn” được ảnh “mặt trăng máu” với màu sắc biến đổi từ màu cam sang đỏ hoặc nâu đậm, tùy theo điều kiện thời tiết thuận lợi tại từng địa phương.

2IHWe3Uj.jpgPhóng to
Mặt trăng máu trên bầu trời thành phố Miami, Florida, Mỹ - Ảnh: Reuters

Theo Live Science, “mặt trăng máu” diễn ra vào khoảng 6 giờ GMT sáng nay (tức 13 giờ Việt Nam) và kéo dài trong khoảng 3,5 giờ.

Hiện tượng thiên văn kỳ thú trên được ghi nhận tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, New Zealand, một số nước châu Âu và một số nước châu Phi. Tại Mỹ, 4 thành phố Miami, bang Florida; Los Angeles, bang California; Dallas, bang Texas và Wichita, bang Kansas được quan sát thuận lợi nhất.

Theo hãng tin Nga Russia Today, đây là lần nguyệt thực đầu tiên trong chuỗi 4 lần nguyệt thực sẽ xảy ra với chu kỳ cách quãng 6 tháng trong vòng 2 năm tới (15-4-2014, 8-10-2014, 4-4-2015 và 28-9-2015).

Sự kiện thiên văn học chuỗi 4 lần nguyệt thực trên có tên gọi Tetrad, được nhiều phần tử tôn giáo cực cho là điềm báo của ngày tận thế. Tuy nhiên, giới khoa học khẳng định đây chỉ là một hiện tượng thiên văn học và không hề ảnh hưởng tới cuộc sống con người.

Xu6PaZJ5.jpgPhóng to
Mặt trăng máu trên bầu trời thành phố Wichita, bang Kansas, Mỹ - Ảnh: EPA
QsIuvha9.jpgPhóng to
Người dân quan sát mặt trăng máu trên bầu trời thành phố Melbourne, Úc - Ảnh: Getty Images
AVayd0zJ.jpgPhóng to
Quang cảnh mặt trăng máu phía trên Tượng đài độc lập ở thủ đô Mexico City, Mexico - Ảnh: Getty Images
Ox02OTko.jpgPhóng to
Mặt trăng máu xuất hiện trên Tượng đài El Salvador del Mundo thuộc thành phố San Salvador, cộng hòa El Salvador - Ảnh: Getty Images
nPGcKTUZ.jpgPhóng to
Mặt trăng máu tại thủ đô Brasilia, Brazil - Ảnh: Reuters
c5atWUPn.jpgPhóng to
Quá trình xảy ra mặt trăng máu (bắt đầu từ hàng dưới bên trái) tại thành phố Miami, Florida, Mỹ - Ảnh: Getty Images
sS5fkVxH.jpgPhóng to
Sắc đỏ mặt trăng máu được nhìn từ kính thiên văn tại Đài quan sát Steward trên núi Lemmon, bang Arizona, Mỹ - Ảnh: space.com
HUỲNH PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên