17/01/2019 13:32 GMT+7

Đêm Mặt trăng lạnh -170 độ, mầm cây Trung Quốc chết ngay

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Hạt giống cây bông vừa nảy mầm đã chết ngay ngày hôm sau do những điều kiện khắc nghiệt ở vùng khuất của Mặt trăng.

Đêm Mặt trăng lạnh -170 độ, mầm cây Trung Quốc chết ngay - Ảnh 1.

Mầm cây nhú lên từ hạt bông được camera ghi hình lại - Ảnh: Chongqing University

Hôm 15-1, các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố hình ảnh cho thấy một trong những hạt bông đưa lên Mặt trăng đã nảy mầm, trở thành hạt giống đầu tiên loại nảy mầm trên hành tinh gần nhất với địa cầu.

Đây là những hạt giống được tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 (Chang'e 4) đưa lên vũ trụ trong chuyến thăm dò vùng khuất của Mặt trăng.

Hình ảnh mầm cây xanh lá đã làm nức lòng giới khoa học vì các phi hành gia từng trồng cây trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, nhưng đây là lần đầu tiên cây mọc trên Mặt Trăng. Nhưng tin vui chẳng tày gang.

Theo trang Space.com, mầm cây đó không thể sống qua đêm quá lạnh trên Mặt trăng. "Mặt trăng lại cho thấy không phải là nơi dễ sống", trang Space.com nhận định.

Đêm Mặt trăng lạnh -170 độ, mầm cây Trung Quốc chết ngay - Ảnh 2.

Đêm quá lạnh khiến các thành phần bên trong hộp thí nghiệm cũng bị đông đá - Ảnh: Chongqing University

Khác với địa cầu, Mặt Trăng không có khí quyển để giảm nhẹ sự biến đổi nhiệt độ quá lớn. Khi Mặt trời chiếu thẳng vào, mức nhiệt có thể lên đến 120 độ C và nhiệt độ ở vùng khuất hạ xuống đến -170 độ C.

Sau khi đáp xuống phần khuất của Mặt Trăng, tàu Hằng Nga 4 đã tiến hành thí nghiệm sinh quyển đầu tiên trên Mặt trăng.

Giáo sư Xie Gengxin, thuộc trường Đại học Trùng Khánh và cũng là nhà thiết kế trưởng của thí nghiệm, cho biết một hộp thí nghiệm lắp đặt trên tàu đổ bộ của Hằng Nga - 4 chứa các hạt bông, hạt cải dầu, khoai tây, trứng ruồi giấm và một ít nấm men, tạo thành một sinh quyền mini.

Những hình ảnh truyền về từ tàu vũ trụ cho thấy một hạt bông đã bắt đầu nẩy mầm, trong khi các hạt giống khác chưa có dấu hiệu sinh trưởng. Hình ảnh đã được phía Trung Quốc công bố ngày 15-1.

Theo giáo sư Xie, hộp thí nghiệm hình trụ trên được làm từ chất liệu hợp kim nhôm đặc biệt dài 198 mm, đường kính 173 mm và khối lượng 2,6 kg.

Ngoài hạt giống, trong hộp này cũng chứa nước, đất, không khí, 2 camera nhỏ và một hệ thống kiểm soát nhiệt độ.

Đêm Mặt trăng lạnh -170 độ, mầm cây Trung Quốc chết ngay - Ảnh 3.

Hôp thí nghiệm làm từ chất liệu hợp kim nhôm đặc biệt dài 198 mm, đường kính 173 mm và khối lượng 2,6 kg. Cây và hạt giống sẽ dần phân hủy bên trong hộp đựng và không ảnh hưởng đến môi trường trên Mặt trăng - Ảnh: Chongqing University

Sau khi tàu Hằng Nga - 4  đáp xuống phần khuất của Mặt Trăng vào ngày 3-1-2019, trung tâm chỉ huy mặt đất đã vận hành điều khiển từ xa việc tưới nước, bắt đầu quy trình trồng cây.

Một ống dẫn ánh sáng tự nhiên của Mặt trời trên bề mặt Mặt Trăng hướng đến hộp thí nghiệm Quá trình sinh trưởng của các hạt giống này.

Tuy nhiên, mầm cây sống phụ thuộc vào ánh sáng Mặt Trời trên bề mặt Mặt Trăng. Khi đêm xuống và nhiệt độ ở vùng khuất hạ xuống đến -170 độ C, nên mầm cây đã mọc không thể sống sót.

Giáo sư Xie khẳng định tuổi thọ ngắn ngủi của cây bông đã nằm trong dự đoán của họ. "Sự sống bên trong hộp cây không thể vượt qua được đêm Mặt trăng", Xie nói.

Tàu Hằng Nga 4 tiến vào chế độ ngủ hôm 13/1, trải qua đêm Mặt Trăng đầu tiên kể từ khi hạ cánh. Ban đêm tại đây kéo dài khoảng hai tuần. Sau thời gian này, con tàu sẽ tỉnh lại.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Xie cho biết khoảng 170 bức ảnh do 2 camera chụp lại đã đươc gửi về Trái Đất.

Đêm Mặt trăng lạnh -170 độ, mầm cây Trung Quốc chết ngay - Ảnh 4.

Mô hình tàu đổ bộ Hằng Nga 4 trong một lần được giới thiệu - Ảnh: REUTERS

Việc tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đáp xuống phần khuất của Mặt trăng - phần nửa Mặt trăng không bao giờ nhìn thấy được từ Trái đất - đã được ghi nhận trong lịch sử chinh phục vũ trụ của loài người.

Các nhiệm vụ của tàu Hằng Nga - 4 gồm quan sát thiên văn, địa hình, địa mạo và thành phần khoáng chất của Mặt Trăng và đo bức xạ neutron và các nguyên tử trung lập để nghiên cứu môi trường mặt tối của Mặt trăng.

Tàu Hằng Nga 4 bắt đầu khám phá bề mặt Mặt trăng "Thỏ Ngọc" của Trung Quốc gửi về lời chào từ Mặt trăng Tàu thăm dò Trung Quốc đáp xuống vùng tối mặt trăng
TƯỜNG NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên