08/08/2021 19:12 GMT+7

Đề xuất xã hội hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách

Q.AN - N.BÌNH
Q.AN - N.BÌNH

TTO - Ngày 8-8, Thủ tướng cùng các lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, các địa phương và khoảng 1.200 các đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội tham gia đã trao đổi về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đề xuất xã hội hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách - Ảnh 1.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đánh giá rất cao và cảm ơn các doanh nghiệp có mặt trong hội nghị ngày hôm nay - Ảnh: VGP

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện các doanh nghiệp hàng đầu, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương diễn ra sáng 8-8, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hội nghị cho thấy sự quan tâm, động viên rất kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp trong những ngày cao điểm của đại dịch.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã có những đóng góp nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Theo đó, bà đề xuất xã hội hóa hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách. Doanh nghiệp và người dân sẵn sàng chi trả chi phí vắc xin, xét nghiệm, các chi phí y tế. Đề nghị Bộ Y tế cho cơ chế để triển khai.

Lãnh đạo của hãng hàng không hàng đầu Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ sớm hỗ trợ các hãng hàng không bằng các gói vay ưu đãi lãi suất, sẵn sàng cho việc bật tăng trở lại. Theo tổng giám đốc Vietjet, sau thời gian giãn cách chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng và an toàn cho việc mở lại các đường bay quốc tế và nội địa, chúng ta cần chuyên gia, thương gia, cần các nhu cầu chữa bệnh, giáo dục, du lịch…

Để triển khai hiệu quả, theo kinh nghiệm các nước phát triển như Singapore, cần đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin để mỗi người dân, mỗi khách nước ngoài đều cần có một mã QR để khai báo y tế và trạng thái tiêm chủng, xét nghiệm thường xuyên.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đề xuất thúc đẩy các dự án đầu tư hạ tầng, cầu đường, sân bay, đường sắt, giao thông đô thị, tạo hệ thống logistic hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhất là xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ cũng cần có cho ngành giáo dục, thúc đẩy giáo dục trực tuyến.

Đề xuất xã hội hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách - Ảnh 2.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Hãy tin tưởng ở doanh nghiệp tư nhân trong các chương trình thúc đẩy phục hồi sau đại dịch - Ảnh: VGP

Nữ doanh nhân cũng đề xuất Chính phủ quan tâm chăm lo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, sản xuất kinh doanh cá thể, từ đó ổn định cuộc sống người dân bao gồm cả lao động phổ thông, tự do. Cuối cùng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo phát biểu với Thủ tướng và toàn thể hội nghị mong muốn hãy đặt tin tưởng ở doanh nghiệp tư nhân trong việc tham gia gánh vác cùng Chính phủ các chương trình lớn, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho rằng cần phải ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong các nhà máy, khu công nghiệp, lái xe... để thực hiện mực tiêu kép vừa sản xuất vừa phòng dịch, bảo đảm thu nhập cho người lao động và hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo ông Vũ Đức Giang, doanh nghiệp sẵn sàng góp chi phí, đẩy nhanh tìm nguồn cung và tiến độ tiêm chủng.

Du lịch, hàng không cần được giảm thuế, lãi suất thực chất mới 'sống sót' được sau dịch

Đề xuất xã hội hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách - Ảnh 3.

Ngành du lịch Việt Nam gần như kiệt quệ trong các đợt dịch bùng phát - Ảnh: T.T

Vietravel, tập đoàn duy nhất của Việt Nam vừa kinh doanh Lữ hành quốc tế vừa kinh doanh hàng không, đang chịu những thiệt hại "gấp đôi" trong đại dịch COVID-19, đã có những kiến nghị lên Thủ tướng chính phủ.

Các kiến nghị này nhằm đảm bảo hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như Du lịch và Hàng không tăng khả năng "sống sót" và hoạt động trở lại được sau khi dịch được khống chế.

Doanh nghiệp này kiến nghị Chính phủ và Quốc hội thiết kế chính sách xem xét giảm thuế VAT xuống 5% và thuế TNDN xuống 16% trong 3 năm đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch và hàng không. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp ngành này có thể phục hồi, tăng trưởng trở lại sau khi dịch đi qua.

Thứ 2, cần thiết kế các gói vay với lãi suất ưu đãi cho riêng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và hàng không. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đa ban hành một số văn bản nhưng hầu như không mang tính khả thi cao. Cụ thể, các NH vẫn hạ bậc tín dụng các doanh nghiệp khi cơ cấu lại khoản nợ dẫn đến giảm khả năng tiếp cận nguồn tín dụng mới của doanh nghiệp.

Mặc dù có 16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất nhưng chỉ 4 NH triển khai và NHNN cũng không có chế tài gì nên thỏa thuận thực tế áp dụng không có mang tính hiệu quả.

Ngay chủ trương giảm tiền thuê đất và nhà nhằm giảm khó khăn cho DN và người dân, nhưng đến nay vẫn không có văn bản hướng dẫn triển khai nên không thực hiện được. Chính phủ cần đặc biệt chú ý giải quyết ngay vấn đề cốt tử này để kịp thời giúp cho doanh nghiệp tồn tại được và điều này cũng giúp các chính sách của của chính phủ thực thi hiệu quả.

"Cần ban hành ngay chính sách mới kèm chế tài cụ thể về khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cũng như không hạ bậc tín dụng doanh nghiệp trên kênh liên ngân hàng", đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Thứ ba, lần lượt các gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng và bây giờ là 26.000 tỉ đồng đều thực hiện qua bộ máy quản lý hành chính, trong khi đúng ra cần có thêm kênh doanh nghiệp tham gia sẽ nhanh, chính xác và hiệu quả hơn. Với vai trò của doanh nghiệp, tiền hỗ trợ người lao động sẽ trả thẳng cho những doanh nghiệp vẫn hàng tháng đang nộp BHXH và Bảo hiểm Y tế, nên việc triển khai sẽ nhanh chính xác hiệu quả và tránh cho người lao động phải di chuyển, giấy tờ.

Thứ 4, cần nghiên cứu và ban hành chính sách cho toàn bộ các doanh nghiệp Hàng không để hỗ trợ trực tiếp, chứ không nên chỉ "giải cứu" một hãng hàng không, tạo sự công bằng cũng như sức cạnh tranh của ngành.

Cùng với đề xuất này, Vietravel Airlines đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin đề nghị được cho vay 1.000 tỷ với lãi suất thấp trong 5 năm.

Để chuẩn bị cho quá trình hồi phục, lúc này tập trung triển khai chương trình " Hộ chiếu vắcxin " tại Phú quốc, Nam Hội An, Nha trang, Quy Nhơn, thành phố Huế, TP Vân đồn và TP Hạ long cho các du khách đã tiêm 2 mũi và có xét nghiệm âm tính 24h trước khi vào Việt Nam.

Cho phép các doanh nghiệp được trả chi phí tiêm vắcxin cho cán bộ nhân viên của mình nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh không bị gãy đổ .

Cuối cùng, Vietravel đề xuất Chính phủ tập trung áp dụng và đưa Công nghệ số hóa vào quản lý Xã hội và điều hành hoạt động Phòng chống dịch bệnh cũng như sản xuất kinh doanh. Vừa qua sự chuyển biến này còn chậm.

Sáu tháng đầu năm 2021, Vietjet đạt doanh thu cao hơn so với cùng kỳ, lợi nhuận 127 tỉ đồng Sáu tháng đầu năm 2021, Vietjet đạt doanh thu cao hơn so với cùng kỳ, lợi nhuận 127 tỉ đồng

Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Hose: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2021.

Q.AN - N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên