04/04/2019 08:22 GMT+7

Đề xuất trăm tỉ chống hạn, mặn ở miền Tây

M.TRƯỜNG - K.NAM - K.TÂM - N.HÙNG - B.ĐẤU
M.TRƯỜNG - K.NAM - K.TÂM - N.HÙNG - B.ĐẤU

TTO - Hạn, mặn gay gắt, đã có địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đề nghị hỗ trợ ngân sách để đối phó hiệu quả hơn.

Đề xuất trăm tỉ chống hạn, mặn ở miền Tây - Ảnh 1.

Hạn hán làm đồng cỏ vùng Bảy Núi khô héo nhiều tháng nay - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, năm nay tình trạng , trễ hơn các năm nhưng sẽ rất khốc liệt.

Kênh, ao đìa cạn nước

Tại Cà Mau, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết qua đợt kiểm tra độ mặn ngày 1-4, khu vực vùng ngọt hóa và các huyện, thành phố trên địa bàn cho thấy độ mặn khá cao. Cụ thể như tuyến đê biển Tây (ngoài sông) cống Ba Tĩnh: 33,1‰, cống Sào Lưới: 32,2‰.

Độ mặn đo tại cầu tàu huyện Ngọc Hiển dao động: 30‰, trong vuông 33‰... Một số nơi bên trong cống vùng ngọt hóa, độ mặn cũng cao. Nguyên nhân do đập đất bị phá vỡ (do có tác động của con người) nên nước mặn tràn vào.

Ghi nhận thực tế khu vực ngọt hóa của tỉnh Cà Mau cho thấy nước kênh đã kiệt, nhiều ao đìa bên trong của dân dần cạn nước.

Độ mặn tăng cao đang ảnh hưởng lớn tình hình nuôi tôm. Theo ông Nguyễn Hoàng Lâm - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, thời tiết nắng nóng sẽ làm nước trong ao bốc hơi nhanh, môi trường thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm dẫn đến tôm nuôi bị sốc, dễ sinh bệnh.

Còn tại Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Tâm, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết từ ngày 1-4 tình hình khô hạn, xâm nhập mặn đã bắt đầu gay gắt.

Theo ông Lữ Cẩm Khường - phó giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, năm 2019 mực nước trên các sông kiệt hơn so với cùng kỳ năm trước.

"Lượng mưa vừa qua có lác đác nhưng chưa đáng kể" - ông Khường nói.

"Điểm nhấn năm nay, An Giang và Kiên Giang cùng phối hợp đóng các cống ngăn mặn sớm hơn, giữ nước ngọt để phục vụ sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho bà con" - ông Khường nói.

Sở NN&PTNT An Giang cũng đã đề nghị Tổng cục Thủy lợi xem xét báo cáo Bộ NN&PTNT trình Chính phủ hỗ trợ 143,4 tỉ đồng để tỉnh làm tốt công tác phòng chống hạn, mặn.

Mặn vào sâu các nhánh sông

Một số tỉnh như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh... nước mặn đã xâm nhập sâu vào các nhánh sông chính, uy hiếp các vườn cây, đồng lúa của người dân.

Tại Bến Tre, theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh này, mặn xâm nhập vào sâu khoảng 40km trên các sông Hàm Luông, sông Tiền, Cổ Chiên.

Trên sông Vàm Cỏ Đông, mặn đã xâm nhập hơn 73km tới địa bàn huyện Bến Lức, nước mặn trên sông Vàm Cỏ Tây đã vào sâu đến 90km (huyện Thủ Thừa, Long An).

Trong khi đó tại Sóc Trăng, ông Hà Tấn Việt - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng - cho hay thường vào cuối tháng 2 âm lịch, một số khu vực ven biển ở Sóc Trăng sẽ bị mặn xâm nhập. Nhưng năm nay, nước trên các kênh giáp sông Hậu thuộc xã Đại Ân 1, huyện Long Phú những ngày qua là 0‰.

"Điều này chưa từng có", ông Việt nói.

Đóng 53 cống ngăn mặn

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, hiện toàn bộ 53 cống ngăn mặn ven biển Tây từ cống kênh Cục (huyện Châu Thành, Kiên Giang) tới huyện Giang Thành đều đã gần như đóng kín để giữ ngọt cho vùng Tứ giác Long Xuyên.

Với các huyện có diện tích trồng lúa và hoa màu khá lớn như: Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã chuẩn bị sẵn thiết bị cần thiết để làm đập tạm ngăn nước mặn vào sâu trong nội đồng qua ngả sông Cái Lớn, Cái Bé.

Nắng nóng lan rộng, hạn mặn đe dọa Nam Bộ

TTO - TP.HCM và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Long An, Cần Thơ và Vĩnh Long, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Nhiệt độ cao, độ ẩm trong không khí thấp khiến thời tiết nóng, khô hanh.

M.TRƯỜNG - K.NAM - K.TÂM - N.HÙNG - B.ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên