Bộ Nội vụ đang xin ý kiến về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.
Không tham nhũng, háo danh, quan liêu
Dự thảo quy định các tiêu chuẩn chung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ, năng lực, uy tín và sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác của các chức danh này.
Trong đó, về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực.
Có tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, bản thân không tham nhũng, háo danh, quan liêu, cơ hội, vụ lợi. Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
Không tham vọng quyền lực. Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định...
Bên cạnh đó, dự thảo quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh. Trong đó, với thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung.
Đồng thời, phải đáp ứng tiêu chuẩn có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, hiểu biết pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế.
Có năng lực hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực.
Chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật.
Khi bổ nhiệm đang giữ chức vụ vụ trưởng, tương đương thuộc bộ; phó tổng cục trưởng, tương đương (đã kinh qua chức vụ vụ trưởng và tương đương thuộc bộ), tổng cục trưởng, tương đương; phó chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh và chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn của giám đốc sở là gì?
Với giám đốc sở, tương đương, dự thảo nêu rõ ngoài đáp ứng tiêu chuẩn chung phải am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, hiểu biết pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý và các quy định đặc thù áp dụng tại địa phương.
Đồng thời, có năng lực tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật của trung ương; tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực áp dụng tại địa phương.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực tại địa phương; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực tại địa phương.
Triển khai thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền.
Tham mưu lãnh đạo thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan ở trung ương; chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh...
Thăm dò ý kiến
Dự thảo của Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến với chức danh thứ trưởng, tổng cục trưởng, vụ trưởng, cục trưởng, giám đốc sở... không tham nhũng, quan liêu, háo danh. Ý kiến của bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận