Thông tin được các đại biểu nêu tại buổi góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức chiều 18-9.
“Phạm nhân chưa thành niên giam tại trại giam riêng là lãng phí”
Cũng tại buổi góp ý, luật sư Trương Thị Hòa cho biết với quy định về bảo đảm bí mật cá nhân, dự thảo luật đã bổ sung nội dung đảm bảo bí mật cá nhân kể cả sau khi người chưa thành niên đã trưởng thành, nhằm tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, bà đề nghị đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nên giữ bí mật của họ vĩnh viễn.
“Hiện nay trên thế giới đang phát triển một quyền gọi là quyền được quên, đối với người chưa thành niên khi lớn lên là một người tốt, không nhắc gì đến những chuyện thời họ chưa thành niên vi phạm. Từ đó, người chưa thành niên tái nhập vào trong cộng đồng một cách an tâm, ổn định.
Tôi nghĩ rằng đó là một quy định rất nhân văn”, bà Hòa nói.
Bên cạnh đó, tại điều 35 quy định “không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, nếu tại thời điểm xem xét người phạm tội đã đủ 18 tuổi” là chưa phù hợp.
Khi xét xử một người chưa thành niên đến khi xét xử họ đã thành niên vẫn nên xem xét theo tinh thần lúc họ phạm tội chưa thành viên bởi lịch sử phát triển của các nước về hình sự đều làm như vậy.
Hoặc có những trường hợp vì lý do khách quan, các cơ quan tiến hành tố tụng kéo dài việc giải quyết khiến người phạm tội chưa thành niên đến lúc xét xử thì đã thành niên đủ 18 tuổi.
Nêu ý kiến về điều kiện cơ sở vật chất của trại giam, luật sư Trương Thị Hòa đồng tình với quan điểm có hai phương án gồm phân trại dành riêng cho người chưa thành niên trong trại giam chung và theo hướng chung từng bước có trại giam riêng cho họ.
Cần xem xét kỹ quy định tách riêng vụ án với người chưa thành niên
Thượng tá Bùi Việt Kha - phó chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM (PC01) - cho rằng quy định tách vụ án hình sự trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên phải gắn liền và phải phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất rõ “chỉ những trường hợp cần thiết mà khi không thể hoàn thành sớm được việc điều tra đối với tất cả các vụ án, đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án”. Trong khi dự án Luật Tư pháp của người chưa thành niên chỉ đơn thuần có người chưa thành niên là phải tách.
Theo ông Kha, không nên quy định máy móc, cứng nhắc phải tách, thay vào đó là “có thể” tách và tùy trường hợp cụ thể cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc quyết định trên cơ sở quy định của luật. Không chỉ vậy, đôi khi áp dụng máy móc việc tách vụ án có thể gây bất lợi cho người chưa thành niên.
Nếu trong một vụ án, xét xử chỉ một hồ sơ, một điều tra viên hoặc nhóm cán bộ điều tra nhưng khi tách riêng sẽ là điều tra viên và các cuộc điều tra khác nhau. Hơn nữa, tách vụ án hình sự phải dựa trên các cơ sở đánh giá về tính chất, mức độ, số lượng người bị buộc tội, mối quan hệ giữa các hành vi phạm tội…
“Có một số vụ án có người chưa thành niên mà chính họ lại giữ vai trò chủ chốt, những đối tượng khác, những bị can khác giữ những vai trò khác nếu tách vụ án sẽ rất khó đảm bảo tính toàn diện, khách quan”, ông Kha nói.
Có khoảng 1.800 phạm nhân vị thành niên
Về vấn đề xây dựng trại giam, ông Bùi Việt Kha cho biết theo thống kê của Bộ Công an, cả nước có khoảng 1.800 phạm nhân vị thành niên, nếu quy định phạm nhân chưa thành niên được giam tại trại giam riêng là lãng phí. Đồng thời, việc xây dựng trại giam riêng đôi khi còn ảnh hưởng đến quyền lợi của phạm nhân.
Ông nêu ví dụ với số lượng phạm nhân vị thành niên ít nếu xây dựng trại giam riêng cũng phải tập trung vào một nơi, nếu nơi đó là các tỉnh miền Trung rõ ràng rất khó để người thân gặp gỡ, thăm hỏi, động viên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận