11/12/2018 20:40 GMT+7

Đề xuất nghệ thuật truyền thống là môn bắt buộc trong trường

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - 'Sốt ruột' trước tình trạng công chúng ngày càng thờ ơ với các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống, một số nghệ sĩ đã đề xuất đưa các bộ môn này vào chương trình học các cấp, trở thành môn học bắt buộc.

Đề xuất nghệ thuật truyền thống là môn bắt buộc trong trường - Ảnh 1.

Một số nghệ sĩ đã đề xuất đưa các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống vào chương trình học các cấp, trở thành môn học bắt buộc - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những đề xuất này được các nghệ sĩ đưa ra tại hội thảo Nghệ thuật sân khấu truyền thống hai nước Việt Nam - Trung Quốc, kế thừa và phát triển do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 11-12 tại Hà Nội.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình giao lưu nghệ thuật sân khấu truyền thống hai nước Việt  Nam - Trung Quốc, diễn ra từ  ngày 11 đến 14-12 tại Hà Nội, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống, phát huy vai trò cầu nối sân khấu truyền thống của hai dân tộc trong việc lan tỏa những giá trị tích cực, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến sân khấu truyền thống 2 nước như đánh giá thực trạng sân khấu truyền thống trong giai đoạn hiện nay; bàn bạc cơ chế, chính sách đặc thù đối với nghệ thuật sân khấu truyền thống; xây dựng, đào tạo đội ngũ kế cận; giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật; quảng bá nghệ thuật sân khấu truyền thống trong thời kỳ hội nhập; tăng cường giao lưu, hội nhập trong thời kỳ đổi mới…

Đáng chú ý, một số ý kiến đã đề xuất đưa các bộ môn này vào chương trình học các cấp, trở thành môn học bắt buộc.

Đạo diễn, NSƯT Đào Quang đến từ Nam Định nói dự án Sân khấu học đường là một chủ trương đúng nhưng hiện mới dừng lại ở việc cho các em học sinh xem các vở diễn hoặc tham gia dàn dựng một số trích đoạn là chưa đủ, chưa đạt được hiệu quả tích cực.

Theo đạo diễn này, cần thiết phải đưa các loại hình sân khấu dân tộc vào chương trình học các cấp của học sinh, trở thành môn học bắt buộc. Nhờ đó, các em học sinh này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì vẻ đẹp của sân khấu truyền thống đã được thấm đẫm vào tâm hồn, trái tim của các em. Nhờ thế mà các em trở thành công chúng tương lai của sân khấu truyền thống.

Ngoài giải pháp này, NSƯT Đào Quang cho rằng muốn giữ khán giả hiện đại đến với sân khấu thì trước tiên phải đòi hỏi nỗ lực nội tại của những người làm sân khấu truyền thống, các vở diễn phải hấp dẫn, "chèo phải cho ra chèo, đúng chèo, tuống phải ra tuồng, cải lương phải ra cải lương".

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu nghệ thuật sân khấu truyền thống hai nước Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội còn có các hoạt động như: Triển lãm hình ảnh nghệ sĩ Kinh kịch nổi tiếng của Trung Quốc là Mai Lan Phương; biểu diễn giao lưu sân khấu Việt Nam-Trung Quốc.

Lo xói mòn các giá trị truyền thống nên cấm tổ chức Halloween

TTO - Với học sinh Mông Cổ, năm nay có lẽ là một Halloween chán ngắt vì Bộ giáo dục nước này đã yêu cầu các trường học nói không với việc tổ chức lễ hội.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên