Phóng to |
Một con tê giác bị cắt mất sừng Ảnh: Stop Animal Abuse |
Tiến sĩ Duan Biggs cho rằng càng cấm, nạn săn bắt càng lan tràn, “chiến lược hiện tại rõ ràng đã thất bại trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm”. Công ước CITES (công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp) cấm mọi hình thức khai thác và buôn bán sừng tê. CITES được các nước ký kết với mục đích bảo vệ tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nhưng nay trở thành nguyên nhân khiến chúng bị săn lùng nhiều hơn. Nhu cầu tăng, nguồn cung giảm do bị CITES cấm đã đẩy giá sừng tê “lên trời”: từ mức 4.700 USD/kg năm 1993 lên 65.000 USD/kg năm 2012. Sừng tê giác có giá trị hơn vàng khiến nhiều người săn lùng.
Để giải quyết, các nhà khoa học đề xuất cho phép nông dân nuôi tê giác lấy sừng tương tự… nuôi bò lấy sữa hay nuôi cá sấu lấy da. Khi lấy sừng tê, người ta chỉ cần đánh thuốc mê con vật rồi cạo sừng. Thành phẩm là bột sừng tê được đóng gói và phân phối khắp nơi. Con vật vẫn sống và sừng tê lại phát triển với tốc độ 0,9 kg/năm.
Dự kiến ý tưởng của nhóm sẽ được trình bày tại Hội nghị CITES diễn ra từ ngày 3 đến 14-3 tại Bangkok (Thái Lan).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận