Trong đó, việc xem xét từ chức với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong 7 trường hợp gồm tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
Có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Là người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm, cấp có thẩm quyền xem xét cho từ chức.
Là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng. Vì các lý do chính đáng khác.
Với việc xem xét miễn nhiệm có 8 trường hợp, trong đó có bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.
Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 2 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm. Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác...
Thực tế các trường hợp xem xét từ chức, miễn nhiệm trong dự thảo đã được quy định trong các văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Trong đó có quy định 41/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và nhiều văn bản liên quan khác.
Thời gian qua, thực hiện nghiêm theo quy định của Đảng, nhiều trường hợp cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, chủ chốt của Đảng, Nhà nước khi được xác định có trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm hay vi phạm những điều đảng viên không được làm, uy tín, năng lực giảm sút và có đơn xin thôi đều đã được giải quyết cho từ chức, miễn nhiệm các chức vụ.
Việc này thể hiện rõ chủ trương mới trong công tác cán bộ là xử lý nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn với những vi phạm, không còn đủ uy tín đã tự giác, chủ động, có đơn xin thôi.
Đồng thời, việc kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế đã đưa "có lên, có xuống, có vào, có ra" dần trở thành bình thường trong công tác cán bộ.
Cần nói thêm, các quy định của Đảng đã đầy đủ, rõ ràng nhưng trong pháp luật Nhà nước, các nội dung liên quan xem xét từ chức, miễn nhiệm với công chức lãnh đạo, quản lý có song chưa cập nhật hết.
Do vậy, việc bổ sung rất cần thiết nhằm pháp luật hóa, cụ thể hóa các quy định này. Việc này để không chỉ đảng viên mà tất cả cán bộ, công chức "tự soi", nếu nằm trong các trường hợp này mà chủ động, tự giác đều có thể được xem xét từ chức, miễn nhiệm thay vì phải thực hiện các biện pháp xử lý kỷ luật, bãi nhiệm nặng nề.
Khi các quy định được bổ sung hoàn thiện, thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức của công chức lãnh đạo, quản lý, tạo niềm tin trong đảng viên, nhân dân.
Quan trọng hơn giúp xây dựng văn hóa từ chức và đưa điều này dần trở thành bình thường trong xã hội, cán bộ, công chức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận