Các bé vừa học vừa chơi qua các tiết thực hành tại trường mầm non quốc tế Saigon Academy |
Có chị phụ huynh vào gặp tôi và "than" rằng chị làm mọi cách rồi: đi nước ngoài du lịch để con học tiếng Anh, mua băng đĩa để con học tốt tiếng Anh, tới các trung tâm nổi tiếng để con giỏi tiếng Anh… Ấy vậy mà con vẫn chưa nói tốt như mong muốn.
Tôi và chị cùng bàn một cách trông tự nhiên và vui vẻ hơn. Tôi kể rằng tôi cũng đang định hướng cho con đi Singapore, để con thấy khi con ở trong nước, tiếng Việt là ngôn ngữ chung nhưng khi bước ra khỏi Việt Nam, người người nói với nhau bằng tiếng... khác. Đó chính là tiếng Anh!
Tôi cũng kể cho chị để tạo điều kiện cho con giao tiếp nhiều hơn, tôi sẽ bảo là tôi không biết Tiếng Anh và nhờ con dịch lại. Mẹ con cũng thống nhất sau chuyến đi, bé sẽ nói về cảm nhận của mình.
Chị phụ huynh vui vẻ nói rằng chị ấy sẽ cũng áp dụng vậy cho con chị ấy. Chúng tôi "bàn" sẽ đưa ra một số định hướng cho con tìm hiểu trước về những câu hỏi thông dụng nhất khi ra nước ngoài: đường đi, tàu điện ngầm, mua bán…
Chúng tôi cùng cảm thấy đây giống như một trò chơi vậy. Hai anh em tự động "thách" nhau "kì này ai sẽ là người nói tiếng Anh nhiều nhất?".
Nếu được, cha mẹ cũng cần học tiếng Anh
Để con học tiếng Anh tốt, cha mẹ cũng phải là người tâm lí, phải biết về ngôn ngữ. Ngoài tiếp xúc tiếng Anh ở lớp, lúc về nhà cha mẹ cần tương tác và nói với bé nhiều hơn.
Nhưng nếu do điều kiện mà không làm được điều đó, thì cách mà gia đình cần làm là tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, không thể ép buộc hay đặt gánh nặng lên con cái. Không chỉ riêng môn tiếng Anh mà bất kì môn học nào cũng vậy, cần tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn phương pháp học phù hợp với sở thích của bé.
Điều đầu tiên, cha mẹ cần giúp trẻ hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc học ngôn ngữ, nó sẽ giúp ích được gì cho con và vai trò của nó trong đời sống.
Thứ hai, có rất nhiều môi trường để bé học tập và rèn luyện ngoại ngữ, tuy nhiên không phải môi trường nào con cái cũng thích và hứng thú để học, cha mẹ cần hiểu con cái hơn và ủng hộ sự lựa chọn môi trường học của con mình.
Vừa học, vừa chơi, vừa thực hành là một trong những cách học thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Ở trường, chúng tôi luôn khuyến khích cha mẹ áp dụng sự "nhận diện" mọi vật trong cuộc sống hằng ngày để "chơi" tiếng Anh cùng con. Ví dụ với trẻ hai tuổi, dán chữ "Phone" lên điện thoại, thì lúc bày trẻ "đây là phone (điện thoại)" thì cùng lúc trẻ nói "điện thoại" cũng biết luôn "phone".
Cha mẹ không nên tạo áp lực cho con cái chỉ có học, học và học mà cần dành thời gian để tâm sự, trò chuyện với con, hiểu về suy nghĩ của con. Sự trao đổi hai chiều sẽ giúp trẻ ý thức rõ hơn về nhiệm vụ học tập của mình.
Thứ ba, theo tôi, việc học tiếng Anh cần phải trải qua một thời gian dài, cha mẹ cũng như con cái cần có sự kiên nhẫn và học tập dần dần. Sai lầm lớn nhất của cha mẹ đó chính là việc bắt ép, hối thúc và mắc phải căn bệnh “so sánh”. Học ngôn ngữ cũng cần phải có năng khiếu, việc so sánh sẽ tạo tự ti cho bé, lại càng bị áp lực tinh thần hơn.
Ở đâu cũng vậy, đối với một đứa nhỏ nếu mình cho con sự lựa chọn chắc chắn con sẽ học hiệu quả hơn là ép con vào một nơi nào đó để bắt buộc phải học theo ý của gia đình, sự gượng ép không bao giờ mang lại kết quả tốt.
Thứ nữa cha mẹ cũng cần lưu tâm: Nếu đứa trẻ không thích học tiếng Anh, cha mẹ không thể bắt con phải thích tiếng Anh ngay. Không phải cứ đưa con tới trung tâm nổi tiếng, bắt trẻ học liên tục cả ngày, con sẽ giỏi ngay được.
Thay vì luôn đặt con trong tâm thế phải học, phải thích, cha mẹ luôn lắng nghe những chia sẻ, giải đáp những thắc mắc của con. Niềm yêu thích và đam mê luôn bắt đầu từ sự chân thành và thấu hiểu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận