Thí sinh dự thi toán tại điểm trường THPT Lê Quý Đôn, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - Ảnh: TRUNG TÂN
Theo thầy Nguyễn Tác Tuấn Ngọc - tổ trưởng tổ Toán Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM, năm nay gần giống với đề minh họa mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Tuy nhiên các câu hỏi nặng hơn nhiều so với đề thi năm 2017.
Với đề thi theo dạng như thế này, thí sinh rất căng thẳng và sẽ không đủ thời gian để làm bài.
Tương tự, thầy Trần Văn Toàn - tổ trưởng tổ Toán Trường THPT Marie Curie, TP.HCM nhận định: đề thi năm nay phân loại thí sinh rất rõ rệt, có 20 câu đầu tương ứng với 4 điểm là dạng toán cơ bản.
Thí sinh có học bài là làm được. Tuy nhiên, đây lại là những câu hỏi có phần kiến thức lớp 11. Vì vậy đề thi yêu cầu thí sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản của cả lớp 11 và lớp 12 thì mới lấy trọn được 4 điểm .
Từ câu 21 đến câu 35 là những dạng toán dùng để phân loại đối tượng học sinh trung bình và khá. Từ câu 36 đến 50 thì mức độ khó tăng dần, có lẽ dùng để xét tuyển thí sinh vào ĐH.
Theo thầy Toàn: "Đề thi có điểm tích cực là số câu hỏi dạng toán thực tế năm nay nhiều hơn năm trước và nhiều hơn so với đề thi minh họa. Thế nhưng nhiều câu hỏi mang hơi hướng tự luận vẫn còn xuất hiện khá nhiều trong đề thi năm nay.
Trong khi đó, đề thi trắc nghiệm yêu cầu thí sinh có tư duy giải toán nhạy bén, biết cách làm nhanh, còn dạng toán tự luận thì giải rất mất thời gian. Trong 90 phút thí sinh khó có thể làm hết các câu hỏi như trong đề thi năm nay. Cái nặng của đề nằm ở chỗ này".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận