17/02/2023 12:33 GMT+7

Để thị trường thanh lọc, bất động sản mới lành mạnh, bền vững

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online kiến nghị như vậy sau đề nghị của Thủ tướng “cần phân tích xem giá bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa” tại hội nghị “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Để thị trường thanh lọc, bất động sản mới lành mạnh, bền vững - Ảnh 1.

Nhiều biệt thự bỏ hoang nhiều năm nay (ảnh chụp biệt thự ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) - Ảnh: V.DŨNG

Nguồn cung nhà ở thật sự có khan hiếm?

Tại hội nghị này, Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp bất động sản cho biết đang có rất nhiều khó khăn bủa vây thị trường, trong đó nguồn cung nhà ở khan hiếm, ít dự án được triển khai.

Bộ Xây dựng đề nghị phải khơi dòng vốn tín dụng, hỗ trợ cho bất động sản nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.

Bạn đọc Tieu V đặt vấn đề: "Nên kiểm tra rõ ràng xem bao nhiêu bất động sản đã bán ra đang dùng cho mục đích ở thực sự. Bởi thực tế có một dự án nhà ở thương mại cung cấp hơn 43.000 căn hộ (giá từ 40-80 triệu/m2), nhưng 30% là có dân cư mua để ở; 70% là nhà đầu tư mua lại, cho thuê giá rẻ và giữ hàng (chờ tăng giá để bán). Như vậy, nguồn cung nhà ở khan hiếm ở trên có thực sự là khan hiếm hay không?".

Chung nỗi băn khoăn, bạn đọc Mạnh Việt viết: "Cơ quan chức năng cần phải thống kê có bao nhiêu bất động sản đầu cơ bỏ hoang hoặc không sử dụng và có giải pháp nào để đưa số bất động sản này vào sử dụng, khai thác".

"Đúng là nguồn cung quá thấp nhưng là ở phân khúc bình dân, chứ phân khúc cao cấp thì đang quá dư thừa. Một số doanh nghiệp lớn chỉ tập trung phân khúc cao cấp, sử dụng vốn vay là chính để phát triển các dự án" - bạn đọc Bình khẳng định.

Đồng tình, bạn đọc Nhiên cho hay: "Thực tế chỉ có bất ổn ở phân khúc cao cấp. Một số doanh nghiệp lớn, tay không bắt giặc, dùng đòn bẩy tài chính rất cao, tiên phong thiết lập và duy trì mặt bằng giá cao phi thực tế ở phân khúc cao cấp".

Hãy để thị trường thanh lọc

Kiểm toán chi phí cụ thể các dự án, sau đó Nhà nước mua lại theo chi phí thật đã được kiểm toán và bán với giá phù hợp của mức thu nhập toàn dân là sẽ giải quyết được bong bóng bất động sản (căn hộ chung cư) như hiện nay.
Bạn đọc Trung Truc

Trả lời đề nghị của Thủ tướng, bạn đọc Trường cho biết: "Giá đất và giá nhà hiện tại là quá cao, các doanh nghiệp bất động sản thổi giá và ôm nhiều dự án để bây giờ khó khăn lại cầu cứu là sao. Một dự án năm năm chưa xong đã đi tranh đấu giá dự án khác rồi bỏ đó. Một đất nước phát triển mà cứ dựa vào bất động sản thì giống như quả bong bóng. Sinh viên đại học ra trường lương thấp hơn cò đất mới học hết cấp II thì ai muốn đi học nữa đây?".

Bạn đọc Check bình luận: "Vấn đề giá nhà đất lại gắn liền với tài sản đảm bảo, cầm cố tại ngân hàng của các công ty bất động sản. Nếu giá nhà đất giảm thì tài sản đảm bảo cho các khoản vay ở ngân hàng của họ cũng bị giảm theo, khi đó các khoản được vay sẽ giảm xuống, số dư nợ vượt quá tài sản đảm bảo sẽ chuyển thành nợ xấu. Câu chuyện lại trở nên luẩn quẩn giữa con gà và quả trứng.

Cần phải dứt khoát theo quy luật cung cầu để khi doanh nghiệp chịu không nổi thì phải giảm giá. Ai cũng nhảy vào làm bất động sản rồi chờ giải cứu, lấy ai đầu tư cho sản xuất kinh doanh!".

Trong khi đó, bạn đọc Hamilton đề xuất: "Nên khuyến khích cho bất động sản sản xuất và hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp, bởi bản thân bất động sản nếu không sản sinh giá trị cho xã hội thì chỉ làm giàu cho nhà đầu tư. Nên chăng, chỉ nới room tín dụng cho những đơn vị đầu tư bất động sản sinh ra giá trị cho xã hội".

Bạn đọc Tuấn cho rằng: "Nên để tự bơi, không giải cứu những doanh nghiệp bất động sản phân lô, bán nền, lấy đất nông nghiệp, đổ cát và phân lô, mua đi bán lại, thổi giá và bỏ hoang. Riêng với doanh nghiệp đầu tư và xây dựng nhà đất phục vụ nhu cầu an cư của người dân thì nên cứu, nhưng với điều kiện giá bán hợp lý, chứ không phải cứu để bán với giá trên trời".

Theo bạn đọc Quan: "Cần phải để cho thị trường thanh lọc các doanh nghiệp bất động sản. Chính phủ chỉ nên tập trung tiền vào các dự án đầu tư công như hạ tầng, năng lượng để thúc đẩy nền kinh tế hơn là đi cứu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ".

Novaland: Nếu được hỗ trợ về cơ chế, trong 1-2 tháng tới sẽ có vốn hoạt động bình thườngNovaland: Nếu được hỗ trợ về cơ chế, trong 1-2 tháng tới sẽ có vốn hoạt động bình thường

Ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Novaland, kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ về cơ chế.



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên