Diễn đàn "Sao phụ nữ không thể "cháy" với sự nghiệp?"
Để phụ nữ mỉm cười với "quang gánh" gia đình - sự nghiệp
TTO - Làm sao để người phụ nữ bước đi thong thả trong cuộc đời này với "quang gánh sự nghiệp - gia đình"? Ý nghĩa thật sự của cụm từ "cháy với sự nghiệp" là gì?
Làm thế nào để gia đình là bệ phóng chứ không phải là rào cản sự nghiệp?
Tuổi Trẻ Online trao đổi với tiến sĩ Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý - giáo dục TP.HCM - về những vấn đề này. Đây cũng là nội dung khép lại diễn đàn .
Phóng to |
* Thưa tiến sĩ, tính đến ngày 13-8, khảo sát của diễn đàn: Theo bạn, phụ nữ chỉ nên... thu hút gần 12.200 phiếu tham gia. Gợi ý được nhiều người chọn nhất là "Tìm cách để “giỏi việc nước, đảm việc nhà” (khoảng 6.400 phiếu), vị trí số 2 là ý kiến "Yêu cầu và hướng dẫn chồng chia sẻ công việc nhà” (khoảng 2.700 phiếu). Ý kiến "Tập trung phát triển sự nghiệp, việc nhà có người giúp việc hoặc chồng lo" được chọn ít nhất (khoảng 650 phiếu), có thể thấy gì từ kết quả này?
- Kết quả ấy cho thấy rất nhiều người quan tâm tìm kiếm giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhiều người có yêu cầu cao với phụ nữ: vừa làm tốt việc nhà vừa giỏi việc ngoài xã hội. Điều đó cũng thể hiện sự kỳ vọng, đánh giá cao với các phẩm chất vốn có và năng lực thật sự của phụ nữ ngày nay
Ý kiến “Yêu cầu và hướng dẫn chồng chia sẻ công việc nhà”phản ánh rằng đàn ông chưa thật sự chia sẻ việc nhà với phụ nữ hoặc người đàn ông có thiện chí nhưng không biết cách thực hiện.
Có một tỉ lệ đáng kể cho rằng phụ nữ nên “tập trung lo công việc gia đình" có hơi cực đoan, ích kỷ, chưa thật sự công bằng và ít phù hợp với những diễn biến của cuộc sống ngày nay.
Nhiều người đàn ông dường như vẫn cho rằng trách nhiệm "giữ lửa" gia đình phần lớn thuộc về phụ nữ. Trong những buổi nói chuyện, tọa đàm về gìn giữ hạnh phúc gia đình, hơn 90% người tham dự là nữ.
Phóng to |
Khảo sát của Tuổi Trẻ Online về suy nghĩ phụ nữ nên tập trung cho gia đình hay sự nghiệp |
Phóng to |
Gia đình hạnh phúc là bệ phóng cho mỗi cá nhân phát triển sự nghiệp trong xã hội - Ảnh: Gia Tiến |
"Cháy" với sự nghiệp không có nghĩa "nguội" với gia đình
* Nhiều phụ nữ muốn "cháy" hết mình với sự nghiệp mà không bị chồng phàn nàn vì lơ là gia đình. Tiến sĩ nghĩ gì về điều này?
- Việc tranh cãi người vợ phải chọn giữa gia đình và sự nghiệp sẽ còn triền miên nếu vợ chồng không có những giải pháp xuất phát từ thực tiễn gia đình mình và cần sự tác động tích cực từ môi trường vĩ mô.
Đặc điểm của gia đình ngày nay đã có nhiều thay đổi so với gia đình truyền thống. Quan niệm của xã hội về gia đình cũng đã có nhiều đổi thay, người phụ nữ đang ngày càng khẳng định vai trò, năng lực, giá trị trong xã hội. Và điều đó có lúc đã dẫn đến sự ngộ nhận rằng người phụ nữ cần làm tất cả mọi thứ để thành công.
Cũng trong xu thế khẳng định của người phụ nữ, một số các ông cảm thấy mình đánh mất ưu thế tuyệt đối, bị thách thức khi nhận thức rằng phụ nữ trở thành một đối trọng… cạnh tranh khó chịu.
"Việc vợ chồng chia sẻ việc nhà sẽ thực hiện được khi có tình yêu thương và cảm thấy tự do khi làm. Mỗi người cần có sự nhạy cảm cần thiết để chia sẻ kịp thời với bạn đời những khó khăn, mệt nhọc; biết chấp nhận sự khác biệt của nhau. Quan niệm đang được phần lớn cộng đồng đồng thuận là người phụ nữ thành đạt là vừa thành công trong sự nghiệp vừa có gia đình hạnh phúc" - tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy |
Việc "cháy" hết mình với sự nghiệp không có nghĩa là dành toàn bộ thời gian cho công việc. “Cháy” ở đây nên hiểu là làm hết sức mình với lòng đam mê, với tất cả nhiệt tình, tâm huyết để hoàn thành mục tiêu trong giờ làm việc, sắp xếp thời gian hợp lý, tận dụng tối đa thời gian cho công việc với tính chuyên nghiệp cao.
"Cháy" không có nghĩa là toàn tâm toàn ý cho công việc một cách cực đoan mà ít đầu tư, lơ là gia đình. Đây cũng chính là câu chuyện quản lý thời gian. Nên biết cách "cháy" hết mình cho công việc và "cháy" hết mình cho gia đình bằng hai nguồn năng lượng khác nhau.
* Cũng có ý kiến cho rằng ...
- Đàn ông Việt chưa thật sự xông xáo giúp vợ việc nhà là vì sự chuyển biến những quan niệm từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại vẫn chưa hoàn hảo. Trong thời gian dài, phụ nữ được xem là "tay hòm chìa khóa", là bà nội trợ, và rất thuận tay với những phần việc này. Sự phân công vai trò vợ - chồng vẫn còn diễn ra theo thói quen.
Song, hiện nay một số đàn ông đã có ý thức chia sẻ việc nhà với vợ. Dần dần, sự chia sẻ này sẽ phổ biến hơn.
Gia đình là bệ phóng chứ không phải rào cản
* Được biết, vợ của tiến sĩ cũng là tiến sĩ tâm lý giáo dục và hiện công tác tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Với cường độ công việc đều cao, việc nhà được chia sẻ như thế nào?
- Vợ chồng tôi có hai con, cháu lớn 20 tuổi, cháu nhỏ 12 tuổi. Chúng tôi không có người giúp việc, những lúc nhiều việc thì chỉ có người giúp việc theo giờ. Thường thì vợ chồng tôi chịu khó tự "phân vai" làm việc nhà. Ai về nhà trước thì làm trước. Nhiều khi tôi rửa chén, nấu cơm, đưa đón con... và thấy rất bình thường.
Những khi vợ chồng cùng về muộn thì có thể ăn tối ở ngoài, hay nghỉ ngơi một lát rồi cùng hỗ trợ nhau làm việc nhà. Vợ tôi thường đi tỉnh công tác hoặc trước kia đi học, tôi cũng có phần lúng túng khi phải lo chuyện con cái, việc nhà nhưng rồi cũng dần thích nghi. Tôi ủng hộ việc người chồng quan tâm và động viên vợ học tập nâng cao trình độ.
Tôi và vợ thường chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp. Những lúc từ chối vài cơ hội công việc để dành thời gian cho gia đình, tôi có hơi tiếc một chút nhưng không bực bội. Và tôi nghĩ vợ tôi cũng vậy.
Tôi vẫn tin gia đình không bao giờ là rào cản ngăn những người vợ phát triển sự nghiệp. Thật ra gia đình là bệ phóng đích thực và chắc chắn nhất để mỗi cá nhân thành công trong cuộc đời.
* Trân trọng cảm ơn tiến sĩ về cuộc trao đổi!
TRUNG UYÊN thực hiện
Em không thể làm "con ở" của bố con anhSao phụ nữ không thể “cháy” với sự nghiệp?Muốn "cháy" với công việc thì đừng lập gia đình?Chỉ phụ nữ mới cần giỏi việc nước, đảm việc nhà?Phụ nữ ngày nay có thực sự vất vả?Đàn ông Việt tệ hơn đàn ông ngoại chuyện giúp vợ?Gia đình thiếu đối thoại là gia đình vực thẳm?Em chọn đi: gia đình, sự nghiệp hay ly hôn?Vợ - chồng: luôn có cách để yêu thương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận