TTCT - Tại sao nhiều người trẻ từ Việt Nam nói riêng, và từ nhiều nước châu Á nói chung, muốn nghiên cứu về chính đất nước mình ở các đại học phương Tây? Tuổi Trẻ Cuối Tuần trao đổi với GS. TS. Jörg Thomas Engelbert, chủ nhiệm khoa Việt Nam học ở Đại học Hamburg (Đức). Giáo sư Engelbert điều hành một hội thảo về Biển Đông ở Đại học Hamburg. Ảnh: J. HuesmannNgành Việt Nam học là gì, thưa giáo sư?Việt Nam học nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, đương nhiên tiếng Việt là ngôn ngữ chính và văn hóa của Việt Nam theo ý nghĩa rộng nhất, giống các ngành Hán học, Nhật Bản học, ngành nghiên cứu Đức ngữ, Anh ngữ...Thưa giáo sư, Việt Nam học như một ngành khoa học và khách quan bắt nguồn từ khi nào? Khách quan ở đây theo nghĩa giải trừ được tư tưởng thực dân hay của các nhà truyền giáo.Trước hết ta phải hỏi khách quan là thế nào. Từng có nhiều nỗ lực nghiên cứu tính khách quan, tức sự tìm tòi đến cùng, các cụ thời La Mã gọi là rerum cognoscere causa, nghĩa là tìm tòi nguyên nhân của mọi sự việc. Khoa học phương Tây bắt nguồn từ cố gắng đó. Các cha truyền đạo Kitô đã hoạt động truyền giáo một cách có ý thức, đồng thời tạo nên nền tảng nghiên cứu ngôn ngữ, soạn những từ điển đầu tiên theo cách hiện đại của phương Tây với chữ Latin được sử dụng ở Việt Nam hôm nay.Sau năm 1945, thế giới lên án chủ nghĩa thực dân phương Tây nói chung là đúng đắn về mặt lịch sử và nhân quyền, nhưng mọi chuyện luôn có cả phương diện tích cực và tiêu cực.Vào thế kỷ 19, các ngành khoa học xã hội và nhân văn mới ra đời hoặc chia tách từ những ngành cũ, như dân tộc học, chính trị và xã hội học đều tách ra từ ngành lịch sử, rồi lịch sử tách ra từ triết học. Đồng thời, chủ nghĩa thực dân phương Tây bao trùm cả thế giới. Những người phương Tây đến châu Á được đào tạo theo phương pháp mới này, bên cạnh phục vụ công việc hành chánh hay truyền giáo, họ nghiên cứu văn hóa địa phương trên cơ sở phương pháp khoa học hiện đại, ví dụ thu thập truyện cổ dân gian theo những lý thuyết, phương pháp luận mới hình thành vào thế kỷ 19.Họ đến Đông Nam Á không phải với mục đích chính là nghiên cứu khoa học, nhưng hoạt động của họ lại tạo ra nền tảng cho nghiên cứu. Trong đó, EFEO (Trường Viễn Đông Bác Cổ) có vị trí rất đặc biệt. Có thể nói, từ năm 1898 mới bắt đầu có khoa học chuyên nghiệp ở Đông Dương về các ngành xã hội và nhân văn.Hiện tình hình của các khoa Việt Nam học ở phương Tây thế nào? Trên thế giới ngày nay, ngành Đông Nam Á học ở đâu cũng chỉ thuộc nhóm các ngành nhỏ. Mỹ, Úc, Âu châu đều là như vậy. Ở các nước châu Á quan hệ kinh tế nhiều hơn với Đông Nam Á thì tình hình có thể khác. Ở phương Tây luôn có nguy cơ vì thiếu sinh viên, ngành Việt học sẽ bị bãi bỏ. Một vấn đề là giới sinh viên cử nhân Việt Nam học ít giao lưu với nhau…Ở châu Âu có chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước châu Âu - Erasmus, nhưng tôi đi Ba Lê phải biết tiếng Pháp thêm cho tiếng Việt. Các sinh viên sau đại học có khả năng liên kết tốt hơn, vì có nhiều chương trình bằng tiếng Anh. Nhiều sinh viên sau đại học đến từ châu Á, như ở Hamburg là Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.Về phần sinh viên Đức có lẽ có một vấn đề: triển vọng nghề nghiệp cụ thể cho Việt Nam học hoặc Đông Nam Á học chưa rõ ràng, trong khi sinh viên Hán học đã biết Trung Quốc là một thị trường rộng lớn với nhiều cơ hội. Hình ảnh Đông Nam Á còn ít phổ biến, thậm chí là mơ hồ ở châu Âu. Nhưng không nên bi quan. Ngành Hàn Quốc học, châu Phi học đều có đông sinh viên. Trường hợp Việt Nam hi vọng là giống Hàn Quốc, phát triển tốt về mặt kinh tế và văn hóa qua âm nhạc, phim ảnh, khiến nhiều người trẻ thấy hứng thú. Tôi thành thật hi vọng Việt Nam, một ngày không xa, cũng sẽ như vậy.Giám đốc Trung tâm Việt Nam ở Đại học Công nghệ Texas, Steve Maxner (phải) chỉ cho Hạ nghị sĩ Mỹ Sam Johnson (ngồi) xem một số tài liệu gốc lưu trữ của trung tâm, ảnh năm 2017. Việt Nam học ngày nay đã là một ngành khoa học hoàn chỉnh với phương pháp nghiên cứu vững vàng và độ phủ rộng lớn. Ảnh: ttu.edu Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam gần đây đã ký hiệp định thương mại tự do. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam và quan hệ thương mại song phương có thể là một cơ hội cho Việt Nam học không?Phần lớn người ta chưa biết đến sự hợp tác này. Ở một vài trường trung học Đức có thể học tiếng Trung, tôi thấy điều này tiện lợi để thu hút sinh viên khi các em đã biết đến những đất nước xa lạ ở châu Á. Một vài sinh viên ở đây đã đến Việt Nam để thực tập hay làm tình nguyện viên nên họ biết đến Việt Nam, thấy hứng thú học thêm tiếng Việt và tìm hiểu về văn hóa.Những chương trình cũng như cơ hội thực tập này cho thấy rõ Việt Nam là một đất nước thú vị, hấp dẫn để tìm hiểu. Vấn đề lớn nhất là ít ai biết. Chương trình cử nhân (bằng tiếng Đức) có thể hấp dẫn với thế hệ Việt kiều trẻ ở Đức. Chương trình sau đại học có thể hứng thú với sinh viên từ Việt Nam, do nhiều người muốn đi du học và ở Đức mọi cấp học đều miễn học phí, chương trình cũng giảng dạy bằng tiếng Anh nên rất thuận tiện.Theo ông, học Việt Nam học ở nước ngoài có những lợi điểm gì và vì sao Đại học Hamburg là một địa điểm tốt?Tôi nghĩ có ba lý do. Thứ nhất, nhiều thanh niên Việt Nam muốn có cơ hội đi nước ngoài, dù chưa nhiều người có khả năng đi. Thứ hai là động lực và sự hứng thú khi có thể nhìn Việt Nam từ một góc nhìn khác. Đó là những người thực sự muốn tìm hiểu và học tập về đất nước và văn hóa của mình. Cuối cùng, như tôi đã nói, học đại học và sau đại học ở Đức có lợi điểm là miễn học phí. Đại học Hamburg là một địa điểm tốt vì ở Đức đây là nơi duy nhất có khoa Việt Nam học cấp bằng thạc sĩ quốc tế bằng tiếng Anh.Trong Việt Nam học hiện có những đề tài nghiên cứu phổ biến nào?Tôi thấy có một số các hướng đề tài phổ biến. Vào thập niên 1980, trong giới khoa học nhân văn là nghiên cứu phát triển thay thế, năm 1990 là làn sóng nghiên cứu về giới, ngày nay thì tôi nghĩ đề tài ưa thích là môi trường. Ngoài ra, còn có nghiên cứu về di cư, chủng tộc, bản sắc, chủ nghĩa hậu thuộc địa… đều là những hướng nghiên cứu rất phù hợp cho người học Việt Nam học.Ông thấy tương lai của Việt Nam học thế nào và trông đợi những gì?Tôi hi vọng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, ngày càng nhiều du khách nước ngoài đến thăm và hình ảnh của Việt Nam sẽ ngày một tốt đẹp hơn, để khi nghĩ đến Việt Nam người ta không còn liên tưởng đến chiến tranh nữa, thay vào đó sẽ công nhận đây là một “con hổ châu Á”. Tôi nghĩ nếu có sự thay đổi hình ảnh này thì cũng sẽ có thêm sinh viên thấy hứng thú với Việt Nam và Việt Nam học. ■ Tags: Việt Nam họcĐại học HamburgJörg Thomas Engelbert
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thầy Khang đi gặp các 'cháu nội' ở Làng Nủ VĨNH HÀ 23/12/2024 6 năm qua chưa đi đâu khỏi Hà Nội, lần này thầy giáo Nguyễn Xuân Khang lên Làng Nủ để thăm 22 'cháu nội' mà ông nhận nuôi.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?