Theo đó, sẽ có ba đối tượng tham gia chương trình tạm trữ gồm nông dân trồng lúa (hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã), doanh nghiệp trồng lúa hoặc có hợp đồng mua lúa với nông dân và doanh nghiệp được UBND tỉnh chỉ định. Số lượng tạm trữ tối đa là 1,5 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân và tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu. Nông dân và doanh nghiệp tạm trữ lúa sẽ được ngân hàng cho vay vốn và Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian tối đa ba tháng.
Bước đầu việc hỗ trợ nông dân trồng lúa tạm trữ sẽ được thực hiện thí điểm ở bốn tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua chính sách tạm trữ lúa gạo được giao cho Hiệp hội Lương thực VN (VFA) thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp được VFA chỉ định cũng không trực tiếp mua lúa gạo từ nông dân mà qua hệ thống thương lái, nên nông dân không được hưởng lợi trực tiếp và rất khó kiểm soát được việc mua tạm trữ lúa gạo của doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận