Biệt thự số 5 Lý Thường Kiệt, TP Huế Ảnh: T.LỘC |
Trước đó, Công ty CP đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt - đơn vị đang sử dụng ngôi biệt thự cổ hai tầng nằm trong sân trước khách sạn Heritage - đã có văn bản gửi UBND TP Huế đề nghị cho phép phá dỡ ngôi nhà nói trên với lý do: “Tính đến năm 2016, công trình này đã qua 100 năm sử dụng, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng [...] không có phương án cải tạo khắc phục”.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh và Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế đề nghị hai đơn vị này xem xét, UBND TP Huế cho biết ngôi nhà có diện tích sàn khoảng 227,5m2 “là nhà do Nhà nước cho thuê, trả tiền hằng năm... không nằm trong các công trình thuộc di tích lịch sử” và “công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Đông Dương thuộc địa, không có giá trị về di tích cũng như lịch sử, nay đã xuống cấp trầm trọng”.
Ông Nguyễn Việt Tiến, chủ tịch Hội Quy hoạch Thừa Thiên - Huế (nguyên chủ tịch UBND TP Huế và nguyên giám đốc Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế), cho rằng việc phá dỡ ngôi biệt thự nói trên là không nên. Bởi trước đó khi xây khách sạn Heritage, xét thấy có giá trị, Hội đồng quy hoạch kiến trúc của tỉnh đã yêu cầu giữ lại ngôi biệt thự này.
TS.KTS Trần Đình Hiếu - trưởng khoa kiến trúc Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế - cho rằng nhận xét biệt thự nói trên “không có giá trị” và “không có phương án cải tạo khắc phục” là không đúng. Theo TS Hiếu, lẽ ra nên công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đối với công trình này.
“Đây là ngôi biệt thự đẹp, có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc, khá điển hình cho phong cách kiến trúc Á - Âu kết hợp giai đoạn đầu thế kỷ 20. Nó hoàn toàn có thể tu bổ được, nếu hết niên hạn sử dụng thì tu bổ lớn, còn bình thường thì có thể tu bổ thường xuyên.
Nếu đập bỏ biệt thự đẹp này thì quá tiếc”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận