Phóng to |
Đóng gói sản phẩm tại Nhà máy đường Hoàng Anh Attapeu (Lào) - Ảnh tư liệu |
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp nội bộ của VSSA diễn ra sáng 22-11 ở TP.HCM.
Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch VSSA, cho biết dự kiến niên vụ mía đường 2013-2014 VN sẽ thừa khoảng 600.000 tấn đường, chưa kể 400.000-500.000 tấn đường nhập lậu từ Thái Lan tạo sức ép rất lớn cho tiêu thụ đường trong nước. Do đó, việc HAGL và BHS hợp tác đưa 30.000 tấn đường giá rẻ từ Lào về VN sẽ buộc các nhà máy đường trong nước phải hạ giá mua mía của nông dân để cạnh tranh và nông dân sẽ thua lỗ, bỏ mía.
Do đó, VSSA đề nghị nếu Bộ Công thương cho phép HAGL đưa đường từ Lào về VN thì đưa đường này vào quota nhập khẩu theo cam kết với WTO của năm 2014 (khoảng 80.000 tấn). Còn nếu đưa về VN tinh chế rồi xuất khẩu tiểu ngạch như BHS tính toán thì sai quy chế thương mại mậu biên giữa VN - Trung Quốc là chỉ có sản phẩm nông nghiệp xuất xứ VN mới được hưởng cơ chế buôn bán này.
Cũng trong buổi họp, các đại diện VSSA đều thừa nhận ngành đường VN phát triển quá chậm chạp trong 20 năm qua nên ngày càng mất sức cạnh tranh. Tuy nhiên, theo cam kết với WTO, đến năm 2015 thuế suất của khu vực ASEAN mới xóa bỏ và VN còn có thêm thời gian tới năm 2018 do cơ chế ưu đãi cho các nước đang phát triển.
“Đề nghị các cơ quan chức năng thực hiện đúng cam kết với WTO và cho chúng tôi tận dụng thời gian còn lại để thay đổi nâng cao sức cạnh tranh. Khi thuế suất đã bãi bỏ thì doanh nghiệp nào cạnh tranh được thì tồn tại, doanh nghiệp nào không cạnh tranh được phải ra đi”, ông Long cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận