TTCT - Chỉ trong vòng một tuần qua, hai tai nạn chết người liên quan đến hố ga thoát nước khiến nhiều người dân bức xúc. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố chết người liên quan đến hố ga. Lẽ nào cứ để các cái chết tức tưởi lặp đi lặp lại, nguy hiểm rình rập mỗi khi ra đường? Rào chắn hố ga rất sơ sài trên đường Lê Văn Việt (Q.9, TP.HCM) -Lê PhanTheo Luật giao thông đường bộ, các công trình xây dựng thi công trên đường phố đang sử dụng đều phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Công việc đảm bảo an toàn này đã được chủ đầu tư và sở GTVT kiểm tra, phê duyệt cấp phép, tính tiền cho nhà thầu.Như vậy nếu không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn thì gây thất thoát lãng phí không hề nhỏ, ai chịu, ai kiểm soát? Điều này chẳng khác nào lấy từ tiền thuế của dân và đẩy thiệt hại, rủi ro lại cho người dân.Rất nhiều quy địnhHệ thống pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng hiện nay không thiếu. Từ Luật xây dựng đến Luật giao thông đường bộ cũng như các nghị định, thông tư liên quan đều quy định về vấn đề này và hai chữ “an toàn” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.Khi thi công trên các con đường đang khai thác, các đơn vị có liên quan phải tuân thủ điều 47 Luật giao thông đường bộ 2008 với các quy định bắt buộc như: thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng.Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.Ngoài hàng chục văn bản luật, nghị định Chính phủ, thông tư bộ ngành điều chỉnh công tác an toàn lao động trong hoạt động đầu tư xây dựng, các bộ và địa phương cũng có hàng trăm văn bản chỉ đạo thường xuyên và đột xuất về công tác an toàn trong thi công xây dựng.Nhưng tại sao vẫn thường xuyên xảy ra các tai nạn chết người trong thi công và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt ở các công trình thoát nước và đường bộ đang khai thác?Nguyên nhân chính là việc thi hành pháp luật chưa nghiêm và hiện tượng thiếu trách nhiệm (hoặc sợ chịu trách nhiệm) của cả hệ thống tham gia hoạt động và quản lý xây dựng từ nhà thầu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư đến lực lượng thanh tra giao thông (hoặc thanh tra xây dựng, tùy theo từng địa phương), chính quyền địa phương và cả các sở, bộ quản lý chuyên ngành xây dựng.Hố ga không đậy nắp trên đường Lê Văn Việt (Q.9, TP.HCM) -Lê Phan Lỗi của ai?Đáng trách nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn của nhà thầu theo quy định pháp luật, theo bản vẽ giấy phép đã cấp. Nhưng họ không làm hết trách nhiệm, chỉ biết tới lui xử phạt vi phạm, báo cáo về sở GTVT xin chỉ đạo, tổng hợp định kỳ..., không thường xuyên và kiên quyết xử lý theo luật pháp quy định.Ai có đi trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TP.HCM) đều dễ nhận thấy công trường nhà thầu thi công rất bê bối, cẩu thả, không những không an toàn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, đi lại của người dân.Lỗi của đơn vị thi công (Công ty TNHH liên danh xây dựng VIC) đã thấy rõ: không cử người cảnh giới, không có rào chắn, biển báo, công nhân đang thi công hố ga bỏ đi đâu không chịu đậy nắp, không dọn dẹp che chắn để đảm bảo vệ sinh an toàn.Tai nạn xảy ra không thấy chỉ huy trưởng, càng không thấy giám sát. Nguyên tắc đang thi công là phải có người chỉ huy, phải có người giám sát, nếu công nhân làm sai thì chỉ huy và giám sát phải nhắc nhở xử lý kịp thời. Cần quy trách nhiệm cá nhân chỉ huy trưởng và giám sát thi công, không thực hiện đúng quy định về rào chắn, biển báo để xảy ra tai nạn chết người.Lỗi của chủ đầu tư (Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP.HCM) là không kiểm tra thường xuyên công tác đảm bảo an toàn, buông lỏng cho giám sát và nhà thầu. Còn nếu có kiểm tra mà không kiên quyết xử lý thì tội còn nặng hơn nữa.Riêng lỗi của thanh tra giao thông (có trách nhiệm kiểm tra, tuần tra trên địa bàn hay khu vực đang thi công) thì quá nặng.Công trình Kinh Dương Vương là công trình giảm ngập mang nhiều tai tiếng, lãnh đạo UBND TP.HCM đang tập trung chỉ đạo, thế mà lơ là kiểm tra biện pháp an toàn của nhà thầu. Và càng không thể bỏ qua trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành của Sở GTVT, phê duyệt thiết kế, cấp giấy phép... nhưng cán bộ không ra hiện trường kiểm tra những gì Sở GTVT đã cho phép, những gì mà pháp luật đã quy định thuộc bổn phận, trách nhiệm quản lý của mình...Trong lúc chờ đợi ý thức nhà thầu, trách nhiệm giám sát, tích cực của thanh tra giao thông... có lẽ phải chấn chỉnh kỷ cương thông qua việc chấp hành nghiêm các quy định đã có từ lâu trong hệ thống pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng: không để xảy ra chết người rồi xin lỗi, hỗ trợ nạn nhân một ít tiền là xong.Đến lúc cần thiết phải truy tố hình sự các cá nhân, đơn vị có liên quan trách nhiệm để làm gương, lập lại trật tự, công bằng trong hoạt động xây dựng nói chung và lĩnh vực hạ tầng giao thông nói riêng, cả thi công xây dựng lẫn công tác duy tu bảo trì.■Đừng để “lọt” trách nhiệmNhững tai nạn đáng tiếc xảy ra làm thương vong đến tính mạng nhiều người khiến người dân lo lắng. Khi tai nạn xảy ra, câu hỏi thường đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và trách nhiệm đó là gì?Có thể thấy rằng chủ đầu tư, cơ quan thi công, cơ quan quản lý công trình là đối tượng phải chịu trách nhiệm. Bởi đây là những cơ quan trực tiếp thi công, quản lý và giám sát công trình nên họ phải đảm bảo được chất lượng và sự an toàn của công trình.Về nguyên tắc, chủ sở hữu công trình có nghĩa vụ đảm bảo công trình hoạt động bình thường, nếu công trình bị khiếm khuyết mà gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều 610 Bộ luật dân sự 2005.Đối với công trình thoát nước thì tại điểm g, khoản 2, điều 18 nghị định 80/2014/NĐ-CP, đơn vị thoát nước có trách nhiệm “bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định”.Bên cạnh đó, những cá nhân thi công công trình, những cá nhân tham gia quản lý công trình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 220 Bộ luật hình sự 1999 về “tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông”, hoặc điều 285 Bộ luật hình sự 1999 về “tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp này lại khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn vì các cơ quan thi công, cơ quan quản lý thường viện lý do là yếu tố khách quan, tình trạng bất khả kháng để trốn tránh trách nhiệm của mình.Thiết nghĩ các cơ quan điều tra cần làm rõ và cương quyết truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân thiếu trách nhiệm, nhằm răn đe mạnh mẽ thái độ thiếu trách nhiệm của các đơn vị quản lý. Đồng thời các cấp chính quyền cũng cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát và phối hợp với các cơ quan quản lý để bảo trì, sửa chữa các công trình giao thông, công trình công cộng để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra và tạo nên sự an tâm chung cho xã hội.Luật sư HUỲNH VĂN NÔNGCơn mưa chiều 16-10 tại Dĩ An, Bình Dương đã cuốn bé trai 8 tuổi vào cửa miệng hố ga không có thanh chắn rác, hai ngày sau mới tìm thấy thi thể em trên một bãi cỏ gần suối Nhum, thuộc khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM. Ngày 21-10, một người đàn ông khoảng 40 tuổi đã bị chết khi rơi xuống hố ga (trước số nhà 388 Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân, TP.HCM) đang thi công nhưng không có nắp đậy và rào chắn an toàn. Sự việc xảy ra khi người đàn ông này chạy theo xe buýt để đón xe tuyến về miền Tây và bị vấp ngã. Trước đó ngày 18-2-2012, một phụ nữ (44 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) khi đi ra bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn gần cầu Lê Văn Sỹ, TP.HCM) đã bị lọt xuống cống thoát nước sâu khoảng 4m và tử vong. Năm 2009, tại dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn dưới chân cầu Trần Khánh Dư, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), một bé trai 7 tuổi (ngụ Q.1) đã bị lọt xuống cống không nắp đậy và chết ngạt… P.H. Tags: Tai nạn từ hố gaHố ga gây chết người
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.