Quang cảnh hội thảo góp ý đề án khoa học liên kết bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười - Ảnh: NGỌC TÀI
Tại hội thảo Trường Đại học Cần Thơ đã trình bày đề án liên kết trong đó chọn các chương trình liên kết: Cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, trái cây và thủy sản; Phát triển du lịch sinh thái; Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học gắn với du lịch sinh thái; Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của cư dân nông thôn; Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi và điện.
Theo GS -TS Võ Tòng Xuân đề án hiện tại cần xác định thị trường cần sản phẩm gì rồi 3 tỉnh cùng phối kết với nhau, thiết kế hạ tầng để sản xuất ra sản phẩm đó. Để làm được câu chuyện này theo GS TS Xuân cần đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới và mở rộng hạng điền.
PGD - TS Đinh Phi Hổ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận xét đề án chưa nhắc đến đó là cơ chế điều hành liên kết. Đề án cũng nên chọn ra một chương trình trọng tâm trong số những chương trình đã đề ra. Về mặt ứng dụng khoa học công nghệ nên chú trọng phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chứ không nên mở rộng các trung tâm ứng dụng công nghệ cao như hiện nay.
Trong khi đó ông Lê Minh Hoan, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho rằng cơ chế điều hành liên kết nên luân phiên các tỉnh chu kỳ một năm. Quan trọng hơn hết là cả ba tỉnh hiểu được tinh thần, giá trị cốt lõi của việc liên kết.
Ngoài ra theo ông Hoan đề án liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười không phải là sự lắp ghép đề án kinh tế của 3 tỉnh, không phải mảnh ghép về hạ tầng mà chính là phát huy các giá trị bản địa và hệ sinh thái đất ngập nước để tạo nền tảng điều kiện gắn kết liên kết tiểu vùng.
Vì mỗi vùng có một không gian riêng, một hệ sinh thái, một tiểu vùng nông nghiệp riêng, văn hóa riêng, con người riêng. Tất cả những điều này cũng là động lực, mục tiêu chúng ta hướng tới. Một ngày nào đó chúng ta sẽ có một thương hiệu nông sản gắn với hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười,…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận