Phóng to |
Trẻ học lớp lá (tại một trường mầm non ở TP.HCM) cao trên 1,2m - Ảnh: T.T.D. |
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay các điều tra gần đây tại các TP lớn cho thấy thanh thiếu niên VN sinh từ giai đoạn 1990 trở lại đây đã có sự phát triển vượt bậc về chiều cao. Tuy nhiên, bà Lâm cho rằng con số này mới thể hiện chiều cao nhóm trẻ thành phố, nơi có mức sống cao hơn.
Chiều cao người Việt không đồng đều
Thiếu bác sĩ dinh dưỡng Tại lễ khai giảng khóa đào tạo cử nhân dinh dưỡng đầu tiên tại VN hôm 2-10, thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết do hơn 20 năm nay VN không đào tạo bác sĩ dinh dưỡng, nên việc quản lý dinh dưỡng cho bữa ăn bệnh viện, trường học, bếp ăn tập thể... còn để trống. Giai đoạn mấu chốt can thiệp chiều cao cho trẻ là dưới 2 tuổi và giai đoạn học đường, nhưng bữa ăn học đường ở VN hầu như được phát triển tự phát, do các đầu bếp tự xây dựng và chưa có tính toán theo nhu cầu năng lượng khẩu phần của trẻ. Ở vùng sâu vùng xa, chất lượng bữa ăn cho học sinh còn thấp hơn. |
Các khu vực miền núi, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì gia tốc phát triển chiều cao chưa rõ ràng. Vì vậy khi đo diện rộng trên toàn cộng đồng, chiều cao bình quân người Việt lại ở mức thấp so với các nước trong khu vực được khảo sát, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines...
Theo ông Nguyễn Trọng An, phó cục trưởng Cục Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, sự thiếu đồng đều này là căn nguyên cần phải có một chương trình can thiệp dinh dưỡng tích cực cho nhóm trẻ nghèo. Từ cuối năm 2012, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã bắt đầu xây dựng một đề án tham vọng có tên “Sữa học đường”, mục tiêu là cung cấp cho 400.000 trẻ em nghèo đang sống tại 62 huyện nghèo nhất nước sữa uống hằng ngày. Trong đó, mỗi học sinh mầm non sẽ được cấp sữa 2 lần/ngày (mỗi lần một hộp sữa nước 110ml), học sinh tiểu học được cấp mỗi bé một hộp sữa 180ml/ngày. Ở các vùng kinh tế phát triển hơn, chương trình sữa học đường đề nghị được triển khai theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Dự kiến của đề án là chiều cao trung bình người Việt sẽ được cải thiện, trung bình nam giới đạt 167cm, nữ 156cm vào năm 2020; đến năm 2030 là 168,5cm ở nam và 157,5cm ở nữ (tăng hơn nhiều so với con số 164,4cm ở nam và 153,4cm ở nữ hiện nay).
Tham vọng cũng...phải đợi
Tuy nhiên theo thông tin của Tuổi Trẻ, lẽ ra đề án này đã được đệ trình vào cuối năm 2013 này, nhưng do tài chính khó khăn, đề án sẽ được hoãn sang năm 2014 mới trình Chính phủ. Một trong những lý do chính là nguồn kinh phí cho đề án rất lớn: lên tới 210.000 tỉ đồng, và ở các vùng nghèo 100% kinh phí sẽ do ngân sách chi trả. “Theo kinh nghiệm của Bắc Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu là hai địa phương đã triển khai chương trình sữa học đường, mỗi địa phương nên chọn thí điểm triển khai tại một số xã phường trước để rút kinh nghiệm. Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 đã bắt đầu cung cấp sữa cho trẻ dưới 6 tuổi trong các trường mầm non và trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng. Tại tỉnh Bắc Ninh, chương trình triển khai theo hướng cho trẻ uống sữa lần lượt theo tuần giữa các vùng” - ông An cho biết.
Cũng theo ông An, để chương trình này triển khai tốt, cần có sự “phân vai” giữa các ngành giáo dục, y tế, lao động - thương binh và xã hội, có cân đo trẻ trước và sau can thiệp để đánh giá hiệu quả trước khi triển khai rộng. Đồng thời cần làm việc với các hãng sữa để có mức giá phù hợp nhất cho chương trình. Có thêm chương trình sữa học đường là có thêm nguồn dinh dưỡng cho các cháu. Nhưng triển khai như thế nào trong điều kiện kinh tế hiện nay là điều cần phải tính toán sớm, chứ không thể đợi mãi vì không có tiền. Nên chăng các hãng sữa hãy vào cuộc tích cực với chương trình này vì tương lai người Việt
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận