Tại các huyện Tân Châu, Phú Tân (An Giang); Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp) trên các tuyến hương lộ, tỉnh lộ, từng đoàn xe cải tiến, xe lôi, xe trâu vẫn nối đuôi nhau ì ạch tải lúa về nhà máy. Trong khi đó vào mùa khô, hệ thống kênh rạch lại cạn dòng.
Với nông dân, thời điểm này giao thông đường bộ là lựa chọn duy nhất cho lúa “đi”. Thế nhưng hầu hết đường sá, cầu cống ở các xã, huyện nhiều năm qua được các địa phương đánh giá là tụt hậu nhỏ hẹp, chật chội hơn khi lúa chín đầy đồng.
Về phương tiện vận tải, kể từ khi các địa phương trong khu vực ĐBSCL ban hành qui định cấm không cho xe cải tiến, xe lôi tham gia lưu thông thì việc tải lúa lại càng khó khăn hơn. Hệ thống giao thông nông thôn từ ruộng ra đường cái vẫn chưa được qui hoạch nâng cấp nên các loại xe tải 1- 2 tấn trở lên vẫn không thể "ăn hàng" tại ruộng. Chính vì vậy đội quân xe lôi vẫn ngầm được cho phép lưu hành ngang dọc, đây được xem như giải pháp tạm thời tìm đường cho lúa gạo lưu thông nhanh.
![]() |
Xe lôi chở đầy lúa chen lấn trên đường hẹp vào nhà máy |
Theo thống kê, ở An Giang và Đồng Tháp mỗi địa phương có trên 3.000 phương tiện xe lôi xe cải tiến đã bị “treo giò”. Dù đã có chính sách hỗ trợ vốn vay chuyền nghề nhưng người nghèo vẫn chưa thể tìm phương tiện hợp pháp để chở lúa, nông sản trên địa hình đất ruộng, cầu kỳ nhỏ hẹp.
Đã đến lúc cần phải qui hoạch xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, giúp nông dân lưu thông hàng hóa sản xuất thuận lợi.
![]() |
Chỉ một số ít xe tải được nhà máy thuê chở lúa, nhưng xe tải không thể băng đồng hay bon bon trên đê ruộng như xe lôi, xe kéo cải tiến |
![]() |
Xe cải tiến chở lúa từ ruộng ra đường thuận tiện, giá rẻ hơn các phương tiện khác nhưng đang bị cấm lưu thông vì lý do an toàn giao thông |
![]() |
Giao thông cách trở, phương tiện vận tải bị hạn chế sẽ còn gây nhiều khó khăn, nhọc công cho nông dân |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận