Tuần qua, nhiều trường tiểu học tại TP.HCM đã mở cửa đón học sinh. Trong ảnh: bảo mẫu hướng dẫn học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5, TP.HCM) vệ sinh cá nhân - Ảnh: NHƯ HÙNG
Quyết định này nêu rõ: " ngày 5-9-2018, học kỳ 1 từ ngày 20-8-2018 đến 5-1-2019 với 18 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục; học kỳ 2 từ ngày 7-1-2019 đến 25-5-2019 với 17 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục; tổng kết năm học từ ngày 27-5-2019 đến 1-6-2019".
Hãy thử tính quãng thời gian tổ chức dạy và học của bậc tiểu học trước và sau ngày khai giảng năm học ngày 5-9:
1 Nếu tổ chức dạy và học từ ngày 20-8-2018, kết thúc học kỳ 2 vào ngày 25-5-2018, quãng thời gian này có 40 tuần.
Thế nhưng theo quyết định 2071 của Bộ GD-ĐT ngày 16-6-2017 (về khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018), bậc tiểu học có 35 tuần thực học, như vậy thời gian sẽ dư ra 5 tuần.
2 Nếu tổ chức dạy và học từ ngày 5-9-2018 và kết thúc học kỳ 2 vào ngày 25-5-2019, quãng thời gian này có 38 tuần và theo quyết định 2071 của Bộ GD-ĐT, thời gian sẽ dư ra 3 tuần.
Có thể nói TP.HCM là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn so với các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên hoặc ở đồng bằng sông Cửu Long (các địa phương có thể được điều chỉnh kế hoạch học tập theo điều kiện khách quan).
Vậy Sở GD-ĐT TP thay vì tổ chức cho bậc tiểu học dạy và học sau ngày khai giảng năm học mới lại tổ chức dạy học trước ngày khai giảng để làm gì?
Nếu dạy và học sớm để nghỉ Tết âm lịch nhiều ngày từ 28-1-2019 đến 10-2-2019 thì có thể thấy thời gian nghỉ tết của các trường không trùng với thời gian nghỉ tết của các cơ quan nhà nước và người lao động làm việc trong các xí nghiệp (nghỉ từ ngày 4 đến 8-2-2019), không phải không gây khó khăn cho phụ huynh trong việc quản lý và chăm sóc con.
Ngoài ra còn trái với quyết định 2017 của Bộ GD-ĐT quy định, đó là: "Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của luật lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm".
Mặt khác, khi tổ chức dạy và học trước ngày khai giảng năm học mới, ngoài việc ít nhiều mất đi ý nghĩa của ngày khai giảng, nhiều trường sẽ hết chương trình sớm, bởi trừ 2 tuần nghỉ Tết âm lịch sẽ dôi dư ra 3 tuần.
Nếu như Sở GD-ĐT TP chưa có kế hoạch cụ thể cho các hoạt động khác, nhiều trường tiểu học sẽ rất khó duy trì nề nếp kỷ cương, nhiều thầy cô đến trường chỉ để "giữ lớp" chờ ngày tổng kết năm học, tất nhiên trò không thể ngồi học nghiêm túc.
Thiết nghĩ trong những năm học tới, ở những địa phương có điều kiện thuận lợi như ở TP.HCM, lãnh đạo sở GD-ĐT cần tham mưu cho UBND TP ban hành khung kế hoạch thời gian năm học hợp lý hơn.
Theo đó, bậc tiểu học không nhất thiết phải tổ chức dạy và học trước ngày khai giảng năm học mới như ở bậc THCS và THPT.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận