Mục đích là cho mỗi người dân nước mình để giúp họ “cảm thấy có trách nhiệm”, “có lòng tự tôn và có khả năng cân bằng nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc và tổ quốc của những người khác”.
Phóng to |
Ông viết: “Trong thời đại toàn cầu hóa, các trường học phải làm sao cho mỗi người hiểu biết hơn về sự kết nối của mình với thế giới trong khi vẫn tăng cường dạy lịch sử dân tộc. Sức mạnh của lịch sử là khả năng hình thành nên đặc trưng tập thể. Bằng cách dạy lịch sử quốc gia, chúng ta giúp tạo ra cách hiểu thế nào là “đồng bào”.
Tất cả đặc trưng đều dựa trên những câu chuyện chung mà chúng ta cùng chia sẻ. Là thành viên của cộng đồng nghĩa là nhận biết được quá khứ, tìm cách duy trì cộng đồng đó trong hiện tại và phát triển trong tương lai... Tất cả những đặc trưng quốc gia đều dựa trên những diễn giải, vị trí của chúng ta trong các câu chuyện lịch sử. Lịch sử tạo ra chúng ta ngày nay”.
Johann N.Neem nhấn mạnh lịch sử dân tộc thúc đẩy lòng yêu nước. “Các câu chuyện về dân tộc phải được dạy để khơi gợi sự phấn khởi, lòng tự hào, nhưng cũng phải mang tinh thần phản biện. Dạy lịch sử không có nghĩa chỉ nói về những hào quang sáng chói của người Mỹ, cũng không phải chỉ tập trung vào những thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử. Như bất kỳ câu chuyện của một đất nước nào khác, lịch sử Mỹ đầy tự hào, đầy lý tưởng và cũng đầy những chuyện phản bội.
Các câu chuyện hào hùng khiến người ta thêm yêu đất nước, còn các câu chuyện phản biện được kể lại để đảm bảo tình yêu nước đó không trở thành sự dấn thân mù quáng. Đó là sự kết hợp của tình yêu đất nước và sự nhận biết những thất bại của đất nước để có hành động đúng đắn mà một công dân cần phải có... Không có sự nhận thức mang tính phản biện thì làm sao đảm bảo được mỗi công dân đã hiểu đúng các câu chuyện về quốc gia mình và tìm cách làm mọi việc tốt đẹp hơn?”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận