Phóng to |
Dạy trẻ biết tiết kiệm tiền làm từ thiện. Trong ảnh: bé Lê Trần Khôi Vĩ, HS lớp 1 Trường tiểu học dân lập Quốc tế, cùng ông ngoại mang tiền tiết kiệm đến tòa soạn Tuổi Trẻ giúp HS nghèo miền Trung - Ảnh: N.C.T. |
Cho con tiền: siết hay thoáng? Khi teen tiêu tiền chóng mặt Bạn tôi tiêu tiền không như “Tây”!
* Vì sao cần sớm dạy trẻ tiêu tiền, thưa TS?
* TS có ý kiến gì về việc cha mẹ thưởng - phạt con bằng tiền? - Thưởng - phạt là chuyện nên làm thường xuyên để giúp trẻ lớn lên trong suy nghĩ và hành động, là cách hiệu quả để trẻ phấn đấu vươn lên, phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực. Tuy nhiên, thưởng - phạt có rất nhiều hình thức khác nhau: nói lời khen, tặng quà, cho vui chơi giải trí… Từ công việc và thực tế nuôi con, tôi thấy cha mẹ không nên luôn thưởng - phạt bằng tiền, nhưng cũng không nên quá cứng nhắc mà cần linh hoạt áp dụng trong các tình huống cụ thể. Chẳng hạn, nếu trẻ cần có cuốn từ điển để học, cha mẹ có thể thỏa thuận sẽ thưởng tiền cho trẻ để dành mua từ điển nếu trẻ có thành tích tốt nào đó. |
* Như vậy nên cho trẻ tập làm quen với tiền bạc từ lứa tuổi nào là phù hợp?
- Tôi nghĩ từ giai đoạn tiểu học cha mẹ có thể cho con tiền, đồng thời dạy trẻ cách tiêu tiền khi trẻ có nhu cầu chi tiêu và biết tính toán.
Cha mẹ nên chủ động bàn bạc với trẻ về định mức chi tiêu dựa theo độ tuổi, khả năng kinh tế gia đình, nhu cầu chi tiêu của trẻ... Hãy cùng trẻ liệt kê nhu cầu chi tiêu thực tế rồi giúp trẻ lên kế hoạch chi tiêu. Lưu ý rằng dù gia đình giàu có cũng không nên cho quá nhiều, vì sự “sẵn có” dễ khiến trẻ không biết quý trọng đồng tiền và sức lao động.
* Cha mẹ có thể cho trẻ làm việc nhà có “trả công” để giáo dục lao động?
- Làm vậy cũng có cái hay, vì qua đó trẻ thấy được giá trị đồng tiền và sức lao động; nhưng ngược lại trẻ không thấy được bổn phận, trách nhiệm trong gia đình. Tốt nhất là động viên, tạo điều kiện để trẻ làm việc nhà, với ý nghĩa trẻ tham gia chung sức tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Thay vì “trả công”, cha mẹ có thể trích từ số tiền tiết kiệm được (do không phải thuê người giúp việc) để thưởng cho trẻ về một thành tích khác, hoặc tăng định mức chi tiêu thường xuyên nếu biết rõ trẻ đang cần chi tiêu chính đáng.
Ngoài ra, cho dù nhà có người giúp việc đi chăng nữa hãy phân công làm việc nhà cho cả người lớn lẫn trẻ. Nhờ vậy, sau này trẻ không chỉ biết tự lo bản thân, hơn thế còn biết quý trọng công sức lao động của mình và mọi người, được trải nghiệm quá trình lao động đầy niềm vui và nỗi khó nhọc, từ đó biết chi tiêu chừng mực.
* Thưa TS, có nên mở sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng cho trẻ?
- Tôi biết một số cha mẹ dạy con cách quản lý tiền bạc bằng việc mở sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng cho trẻ từ rất sớm. Trẻ chưa đủ tuổi nên người lớn có thể đứng tên thay, song phải cư xử với trẻ như là “chủ tài khoản”. Cụ thể, phải “báo cáo” cho trẻ biết số tiền có trong tài khoản, khi cần rút ra để chi tiêu (cho nhu cầu gia đình hay bản thân trẻ) đều phải bàn bạc, hỏi ý kiến trẻ. Bình thường, và rất dễ làm, các bậc cha mẹ giúp trẻ lập sổ chi tiêu cá nhân và giao trẻ quản lý một số tiền trong định mức chi tiêu một tuần, một tháng, ba tháng thậm chí sáu tháng. Cứ sau một, hai tuần cha mẹ có thể cùng trẻ ngồi “kiểm định” lại các khoản chi tiêu, qua đó hướng dẫn trẻ cách tiêu tiền hợp lý và tiết kiệm.
20 bước dạy con về tiền bạc Cha mẹ có thể dạy con ý nghĩa, bản chất, nguyên lý của đồng tiền, chuẩn bị cho con khả năng quản lý và chủ động tài chính theo những bước sau đây: Từ 6-10 tuổi: 1- Nhận diện, phân biệt mệnh giá tiền xu, tiền giấy. Biết mua đồ, đếm tiền trả lại. 2- Hiểu những giá trị liên quan đến tiền: để dành tiền, cho tiền sinh lợi, tiêu tiền hợp lý và có trách nhiệm với tiền. Hiểu nguyên tắc “đồ dùng, dịch vụ phải trả bằng tiền”, từ cái kẹo đến kênh Disney, không gì miễn phí cả. 3- Phân biệt điều con cần, cái con muốn và cái con ao ước để ra quyết định tiêu tiền thông minh. 4- Bắt đầu thói quen tiết kiệm sớm. Tiết kiệm từng món đồ chơi con đòi mua để con có trách nhiệm với bản thân. Biết quản lý, có kế hoạch với tiền tiêu vặt (tiền tiêu và tiền để dành). 5- Làm từ thiện. Dù ít hay nhiều, con cần biết dùng tiền vào những mục đích cao cả. Từ 11-13 tuổi: 6- Bước đầu cho con thấy giá trị của tiết kiệm so với tiêu tiền. Giải thích khái niệm lãi suất tiền gửi. Tính lãi suất cho số tiền con tiết kiệm được tại nhà. Hoặc nhờ con giúp tính tiền lãi để con thấy tiền tích lũy nhờ lãi gộp như thế nào. 7- Lập kế hoạch tiết kiệm cho những mục tiêu khó đạt hơn trước. Ví dụ, dành tiền đi du lịch mùa hè. 8- Mở tài khoản cho con ở ngân hàng. Nhớ đừng từ chối khi con muốn rút tiền ra xài (không khích lệ con tiết kiệm). Để củng cố bài học tiết kiệm, có thể giới thiệu hay tặng trái phiếu cho con (không xài ngay được). 9- Theo dõi tiền tiết kiệm, đầu tư hay tiêu xài. Mỗi tháng con dùng một phong bì đựng tất cả ghi chép con đã làm gì với tiền của mình trong tháng. Sau đó dùng một phong bì to đựng 12 phong bì của cả năm. 10- Biết mua sắm thông minh (dùng coupon, thẻ mua hàng, chọn thời điểm mua, so sánh giá cả theo chất lượng hàng hóa, bảo hành, hậu mãi và những dịch vụ đi kèm). Làm quen cách tính toán cho bữa ăn gia đình, tránh lãng phí… 11- Cho phép con ra quyết định mua sắm. Thảo luận, cân nhắc, nghiên cứu trước khi mua. Để con tự chọn mua món nào trong ít nhất ba món hàng có thể mua được với số tiền con có. Con sẽ rút ra bài học từ lựa chọn của mình. 12- Đánh giá những sản phẩm quảng cáo trên TV, radio, báo chí… Lời quảng cáo thật cỡ nào? Giá đưa ra có là giá bán? Sản phẩm thay thế khác có tốt hơn, rẻ hơn hoặc giá trị hơn? Nhắc con nhớ cái gì quá tốt thường khó là thật. Từ 14-18 tuổi 13- Để dành tiền học nghề, học đại học. 14- Phòng ngừa, cảnh báo mối nguy hiểm của những hình thức vay nợ lãi. Nếu bạn trả lãi một món tiền nhỏ bạn mượn con, chúng sẽ học rất nhanh mượn tiền người khác mắc mỏ ra sao. 15- Cẩn thận với thẻ tín dụng, kể cả khi con đã trưởng thành. Giải thích về lệ phí, hoa hồng, cách nhận diện thẻ. Chỉ dùng thẻ trong trường hợp khẩn cấp hơn là để đáp ứng những nhu cầu hằng ngày. 16- Hiểu khái niệm ngân sách. Biết lập ngân sách và phân bổ chi tiêu gói gọn trong ngân sách đó. 17- Học về đầu tư. Tìm hiểu đầu tư cổ phiếu khác với đầu tư chung chung như thế nào. 18- Bàn luận tài chính trong gia đình: sự khác nhau giữa tiền mặt, séc, thẻ tín dụng; tiêu xài thông minh; cách tránh dùng thẻ tín dụng; những lợi ích của gửi tiết kiệm và đầu tư… 19- Kiếm việc làm. Không giáo viên nào dạy giá trị đồng tiền giỏi bằng làm việc kiếm tiền. 20- Hiểu về các loại thuế. Cần biết những quỹ an sinh xã hội, bảo hiểm y tế là trích từ tiền lương. Mua hàng phải trả thuế giá trị gia tăng. Đi làm hoặc đầu tư phải đóng thuế thu nhập cá nhân. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận