TTCT - Những câu chuyện về con vật bị ngược đãi hay có kết cục bi thảm như vụ 15 con chó và 1 con mèo ở Cà Mau thường gây cảm xúc mạnh với công chúng, cả Đông lẫn Tây. Con người dễ cảm thấy giận dữ trước nỗi đau và sự khốn khổ của một con chó, hay họ sẽ còn phẫn nộ hơn nếu cũng nỗi đau và sự khốn khổ ấy lại đổ lên một con người? Giới tâm lý học đã nghiêm túc tìm câu trả lời. Ngày 8-7-2014 ở TP Sandpoint (Idaho, Mỹ), bà mẹ hai con Jeanetta Riley bị bắn chết khi vung dao, trong tình trạng say rượu, về phía ba cảnh sát bên ngoài một bệnh viện. Các sĩ quan có liên quan về sau không gặp rắc rối gì, không có lời xin lỗi nào được đưa ra cho gia đình Riley, vụ việc không thành tin tầm quốc gia. Cùng ngày, tại một quán cà phê ở TP Coeur d’Alene cách đó 80km, sĩ quan Dave Kelly bắn chết Arfee, một con chó Lab 2 tuổi, đang ngồi trong xe van đậu bên ngoài, đợi chủ ăn trưa. Kelly khai đến hiện trường sau khi người dân báo cảnh sát vì tiếng chó sủa và nổ súng vì “một con pit bull hung tợn” cố tấn công mình. Truyền thông cả nước rầm rộ đưa tin, trang Facebook “Công lý cho Arfee” được mở, video đe dọa trả thù cảnh sát Coeur d’Alene được đưa lên YouTube. Hai tháng sau, cảnh sát xác định hành động của Kelly là không chính đáng; dân Coeur d’Alene đổ ra đường ăn mừng, đòi sa thải Kelly. Cảnh sát chính thức xin lỗi Jones và bồi thường cho anh 80.000 USD. Biểu tình đòi công lý cho chó Arfee bị cảnh sát bắn chết. Ảnh: Couer dPhản ứng khác biệt của dư luận và báo giới với 2 vụ việc củng cố câu hỏi đã nêu ở đầu bài. Nhiều nghiên cứu đã thử kiểm chứng vấn đề này, trong đó có thí nghiệm của hai nhà xã hội học thuộc Đại học Northeastern. Họ cho 256 sinh viên đọc 4 bài tường thuật giả về một vụ tấn công mà nạn nhân bị đánh bằng gậy bóng chày đến bất tỉnh và gãy một chân. 4 bản tin chỉ khác nhau ở chỗ nạn nhân, lần lượt là em bé sơ sinh, người lớn, chó con và chó trưởng thành. Sau khi đọc, mỗi sinh viên sẽ trả lời các câu hỏi để đo độ thấu cảm với nạn nhân và độ dâng trào cảm xúc tiêu cực khi đọc về tội ác này. Kết quả, mức độ khó chịu của người đọc bản tin nói nạn nhân là em bé, chó con và chó trưởng thành là gần như tương đương; nạn nhân là con người trưởng thành vẫn gây xót xa, nhưng mức độ không bằng. Theo hai tác giả, sự khác biệt không phải ở chỗ giữa chó và người, mà sự ngây thơ và khả năng kháng cự của sinh vật được nói tới. Con người có xu hướng thương xót hơn với nạn nhân không có khả năng tự bảo vệ bản thân, chẳng hạn như em bé, và như thí nghiệm đã chỉ ra, cách ta nhìn các con vật như chó cũng không khác. Trước đó cũng đã có nghiên cứu phân tích ảnh chụp MRI của các bà mẹ khi nhìn ảnh con ruột, con người khác, chó nhà và chó lạ; kết quả là não phản ứng như nhau khi nhìn ảnh em bé và cún cưng. Chó trong mắt nhiều người không phải là thú vật, mà là như con cái trong nhà.Trong một thí nghiệm khác, các nhà tâm lý Đại học Georgia Regents muốn biết trong hoàn cảnh nào thì con người lại xem trọng con vật hơn đồng loại. Họ hỏi 573 người tham gia sẽ cứu bên nào nếu một chiếc xe buýt đang lao về một con chó và một con người. Kết quả cho thấy quyết định cuối cùng tùy vào người đó là ai, chó đó là chó gì và giới tính người tham gia. Các đối tượng nghiên cứu nhiều khả năng sẽ chọn cứu con chó hơn nếu đó là một du khách xa lạ, nhưng sẽ làm ngược lại nếu đó là bạn thân hay anh em của họ. 40% người tham gia sẽ cứu chó nếu đó là cún cưng; 14% nói sẽ cứu người kia, nếu con chó trong tình huống này chỉ là... chó nói chung, không phải con Vàng nhà họ. Cuối cùng, phụ nữ vốn quan tâm đến động vật hơn, và khả năng những người tham gia là nữ chọn cứu chó nhiều gần gấp đôi nam giới.Theo Hal Herzog, giáo sư tâm lý học tại Đại học Western Carolina, chốt lại cần phải thừa nhận có những cảnh huống mà con người thực sự xem trọng con vật hơn. Nhưng nhìn sâu hơn, tình cảm ta dành cho thú cũng không nhất quán; Trái đất có muôn vạn loài thú nhưng ta chỉ xót xa cho một số - voi trong rạp xiếc, cư dân các vườn bách thú... “Và trong khi chúng ta yêu thương thú cưng của mình, chẳng có mấy xót xa hay nước mắt dành cho 24 con ngựa trường đua chết mỗi tuần ở Mỹ, huống hồ chuyện 9 tỉ con gà công nghiệp người Mỹ ăn hằng năm bị đối xử tàn tệ”.Amy Gardner, tác giả của nền tảng trị liệu tâm thần BetterHelp, cho rằng dường như động vật có khả năng đặc biệt để con người bộc lộ những nhu cầu vốn luôn giấu kín - nuôi dưỡng và bảo vệ, đồng hành và yêu thương. Lòng trắc ẩn với động vật “chứng tỏ chúng ta có khả năng yêu thương và quan tâm kẻ khác”. Đó có lẽ là lý do vì sao dân Coeur d’Alene cùng đứng lên đòi công lý cho Abfree. “Yêu thương và quan tâm động vật giúp ta thoải mái làm người. Đó là món quà quý giá” - Gardner viết. ■ Tags: Con ngườiTâm lý họcTrắc ẩnCon vật
TP.HCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Xuân Ất Tỵ 2025 NHƯ BÌNH 27/01/2025 Tối 27-1, Đường hoa Nguyễn Huệ tại trung tâm TP.HCM chính thức khai mạc, chào đón hàng ngàn lượt khách đến du xuân sớm.
Ông Trump hạ gục nhanh Colombia bằng bài trừng phạt: Thông điệp mạnh cho thế giới DUY LINH 27/01/2025 Ông Trump dường như muốn thông qua Colombia để gởi lời cảnh báo tới các quốc gia khác về cách chính quyền ông sẽ làm để đạt được mục tiêu và lợi ích cho nước Mỹ.
Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo... vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết NGUYỄN TRÍ 27/01/2025 Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá.
Nhóm cảnh sát Thái Lan bắt nhốt 7 người Trung Quốc, đòi tiền chuộc DUY LINH 27/01/2025 Ít nhất 8 người, trong đó có 4 cảnh sát và 1 kiểm lâm Thái Lan, bị cáo buộc đã bắt cóc 7 người Trung Quốc để đòi 2 triệu baht (khoảng 60.000 USD) tiền chuộc.