Phụ huynh có con đang học Trường ĐH RMIT trò chuyện cùng các cựu sinh viên trong hội thảo “Đầu tư ĐH cho con, bao nhiêu là đủ?” - Ảnh: CHU HÀ LINH
Bà đã chọn du học tại chỗ cho cả hai con với những yếu tố mà bà cho rằng tốt nhất trong điều kiện hiện nay.
Dựa vào người khác để có việc làm, bạn là người thụ động. Tự nâng giá trị cho bản thân để có được những lời mời hấp dẫn, bạn là người chủ động. Đó là “đầu tư cho nội lực”. Nếu xem mình là một “sản phẩm” thì đó là cách để tăng giá trị sản phẩm.
Dương Tuấn Anh (cựu sinh viên ĐH RMIT Việt Nam)
Chuẩn bị cho "nội lực"
"Tâm lý chung ai cũng muốn học ngành để sau này có công việc được trả lương cao. Đó cũng là điều được nhiều người quan tâm trong các cuộc tư vấn tuyển sinh. Nhưng từ kinh nghiệm của bản thân cũng như kinh nghiệm chọn trường cho con, tôi thấy rằng đừng nghĩ học một ngành nào đó ra là có lương cao, có vị trí công việc tốt ngay" - bà Hương bày tỏ quan điểm.
Theo bà Hương, muốn bền vững thì cần phải có một lộ trình nỗ lực để nâng dần, bắt đầu bằng một nền tảng tốt có được ở một trường ĐH. Trong đó, kiến thức chuyên ngành không phải là duy nhất mà còn là thái độ, tác phong, các kỹ năng mềm, là ngoại ngữ...
Đó là lý do bà ủng hộ con vào học tại ĐH RMIT Việt Nam, địa chỉ mà những người muốn xây dựng một nền tảng tốt tìm đến, sẵn sàng cho yêu cầu công việc trong thời đại hội nhập.
Từ công việc liên quan đến việc tuyển dụng người trẻ, bà Hương có những hiểu biết thực tiễn về yêu cầu nhân lực hiện nay. Và ngoài chuyên ngành được học, những phẩm chất, kỹ năng khác thường được chú ý khi phỏng vấn tuyển dụng như khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, năng lực phân tích, tư duy logic, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật...
Cũng vì thế khi cùng con chọn trường, bà cũng chú ý tới những môi trường học tập phát huy được những năng lực như thế. Theo bà Hương, những thứ thuộc về "nội lực" này sẽ giúp con tiếp tục phát triển sau khi ra trường.
Du học tại chỗ với một cơ sở đào tạo có chất lượng tin cậy là điều bà Hương chọn vì đầu tư không quá đắt so với du học nước ngoài nhưng có thể nhận được một chất lượng tương đương, là xuất phát điểm đúng cho một lộ trình để thành công.
Nói về quan điểm "đầu tư", bạn Dương Tuấn Anh, cựu sinh viên ĐH RMIT Việt Nam đang khẳng định thành công của mình, có một chia sẻ khá thú vị khi so sánh việc phụ huynh bỏ tiền "chạy" việc cho con vào một chỗ làm ổn định và bỏ tiền đầu tư cho con học ở một môi trường chất lượng.
Tuấn Anh cho rằng các phụ huynh bỏ một số tiền lớn để lo "tìm việc" xứng đáng cho con, cho dù đạt được thì cũng không phải lựa chọn tốt vì chưa chắc vị trí tốt đó đã phù hợp với các bạn trẻ. Và nếu không có nền tảng kiến thức, kỹ năng tốt, các bạn cũng khó đáp ứng được yêu cầu và hạn chế trong việc chuyển đổi công việc.
Nhưng nếu được đầu tư cho học tập để nâng giá trị bản thân thì các bạn trẻ không những có một cơ hội việc làm mà nhiều cơ hội sẽ đến, cho bạn quyền chọn lựa những vị trí công việc tốt nhất.
Đồng hành từ sớm
Bà Quách Tường Vy, một cán bộ ngành ngân hàng, đã chia sẻ quan điểm "đầu tư ĐH" cho con là cần phải đồng hành cùng con từ sớm chứ không nên để tới khi con học xong lớp 12 mới bắt đầu tính toán.
Và để tư vấn cho con có lựa chọn đúng thì phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, đam mê của con để tìm một môi trường có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Và đặc biệt là nuôi dưỡng đam mê cho con.
Bà Vy kể con gái đầu khi học trung học thì dù học giỏi nhưng nhút nhát, không thích tham gia hoạt động tập thể. Nhưng khi vào ĐH, phải chịu áp lực học tập ở một môi trường có tính cạnh tranh, đào thải cao nên cô gái đã thay đổi: tự tin, chủ động trong học tập và nhiều hoạt động.
"Có lẽ thiết kế chương trình hoạt động ở trường ĐH khích lệ mỗi người tự chủ, phát huy điểm mạnh của mình nên dần dần tôi tự tin và bị thuyết phục" - cô con gái bà Vy chia sẻ.
Bà Vy cho biết thời điểm chọn trường cho con, học phí cũng khiến gia đình đau đầu lo nghĩ, nhưng thông tin tìm hiểu kỹ về trường khiến bà yên tâm vào việc "đầu tư không lỗ vốn".
"Tôi đã chứng kiến có người cho con đi du học nước ngoài tốn kém hơn, nhưng vì chọn ngành không đúng, vì môi trường sống và học tập không yên tâm nên phải bỏ dở giữa chừng.
Tôi cũng biết có những người tìm trường cho con có học phí rẻ hơn nhưng vì sai hướng mà phải quay lại điểm xuất phát ban đầu. Như thế còn tốn kém hơn, không chỉ tốn tiền mà tốn thời gian, công sức" - bà Vy nói.
"Khoản đầu tư có lãi"
Biên tập viên Đài truyền hình VN Nguyễn Thu Hà vui vẻ khẳng định: "Tôi chính là minh chứng cho việc đầu tư có lãi!". Hà cho biết gia đình không dư dả khi phải đầu tư cho cô học ở ĐH RMIT.
Nhưng với cơ chế đào tạo linh hoạt, cô cố gắng hoàn thành khóa học trong hơn 2 năm và trang bị cho mình đủ năng lực, kỹ năng để sẵn sàng làm việc ở môi trường có sự cạnh tranh cao nên cô vững tin vào bản thân.
Hà đã kiếm đủ tiền trả lại cho cha mẹ số tiền đã đầu tư cho mình đi học. Và không chỉ có thế, những gì cô có được từ môi trường học tập và trải nghiệm vẫn đang giúp cô "sinh lời" mỗi ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận