TTCT - Nếu như ta dễ dàng liên tưởng đến sự ảnh hưởng giữa ô nhiễm không khí với các bệnh hô hấp, sự ảnh hưởng đối với bệnh tim lại khó hình dung hơn. Ô nhiễm môi trường ở những đô thị lớn như TP.HCM đã ở mức báo động - Ảnh: Thuận Thắng Vì thế bệnh nhân mắc bệnh tim có thể không biết rằng tránh cho cơ thể tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm là việc rất nên làm. Các nghiên cứu y khoa cho thấy rõ sự liên quan giữa ô nhiễm không khí với hai bệnh tim quan trọng là nhồi máu cơ tim và suy tim. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim Sự bất đồng kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và nhồi máu cơ tim đã thúc đẩy việc tiến hành công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association (JAMA) đầu năm 2012. Đây là một nghiên cứu gộp, trong đó các tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu của 34 nghiên cứu có chất lượng cao về chủ đề này trong khoảng thời gian từ năm 1948-2011. Kết quả cho thấy sự tiếp xúc ngắn hạn với các loại khí hay bụi ô nhiễm ngoại trừ ôzôn đều liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim: CO làm tăng 1,048 lần, NOx làm tăng 1,011 lần, SO2 làm tăng 1,01 lần, PM10 làm tăng 1,006 và PM2,5 làm tăng 1,025 lần. Những con số nhỏ bé này có thể gây lầm tưởng là ô nhiễm không gây hại bao nhiêu. Tuy nhiên “điểm chết người” chính là yếu tố nguy cơ sức khỏe này lại được tiếp xúc bởi phần lớn cộng đồng! Do đó, tác giả đã tính ra được nếu loại trừ sự tiếp xúc mỗi loại bụi hay khí ô nhiễm này thì tỉ lệ tử vong có thể giảm xuống 0,6-4,5%. Và suy tim Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên thế giới, thường hay gặp ở người lớn tuổi và cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân phải nhập viện. Vào tháng 9-2013, Shah và cộng sự công bố trên tạp chí Lancet cũng một công trình nghiên cứu gộp, tổng hợp kết quả nghiên cứu của 35 nghiên cứu có chất lượng về chủ đề này trong khoảng thời gian từ năm 1948-2012. Kết quả cũng tương tự như nghiên cứu về nhồi máu cơ tim: ngoài ôzôn thì sự tiếp xúc ngắn hạn với các loại khí hay bụi khác đều liên quan đến nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim. Tính toán cũng cho thấy nếu loại trừ sự tiếp xúc mỗi loại bụi hay khí ô nhiễm này thì tỉ lệ tử vong có thể giảm xuống 1,6-3,4%. Bàn luận Có thể rút ra một số điều đáng chú ý từ hai nghiên cứu trên. Trước tiên, vì sự hạn chế của dữ liệu hiện có nên cả hai nghiên cứu chỉ đánh giá được hậu quả của sự tiếp xúc ngắn hạn. Tuy nhiên, không khó để hình dung được rằng sự tiếp xúc dài hạn thì hậu quả chắc hẳn là nặng hơn. Tiếp theo, hầu hết các nghiên cứu được xếp vào loại “có chất lượng” đều được thực hiện ở các nước đã phát triển, do đó nếu nói chặt chẽ thì kết quả riêng cho các nước đang phát triển vẫn chưa có. Mặc dù vậy, các nước đang phát triển không thể lấy đó làm cơ sở để chủ quan vì việc đòi hỏi bằng chứng riêng dành cho các nước đang phát triển chắc có lẽ chưa có ngay, mà tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe đang diễn ra từng phút giây, đòi hỏi phải có những đối sách căn cơ và càng sớm càng tốt. Cuối cùng, liệu người bệnh có được hưởng lợi gì từ những nghiên cứu này không? Hiện nay, ô nhiễm không khí ở TP.HCM đã lên tới mức báo động, ảnh hưởng lên bệnh tật. Trong lúc chờ những giải pháp hiệu quả cho hiện trạng này, người dân, đặc biệt là bệnh nhân, nên tự bảo vệ mình bằng cách tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm càng nhiều càng tốt. Không giống như thuốc lá ở chỗ bạn có thể không hút để bảo vệ sức khỏe, không khí ô nhiễm thật sự khó tránh trong cuộc sống hằng ngày, vì thế giải quyết vấn đề này đòi hỏi nhận thức cũng như nỗ lực cao hơn nữa. Theo một nghiên cứu của Đại học North Carolina năm 2013, Việt Nam nằm trong khu vực có mức độ ô nhiễm rất cao. Năm thông số cơ bản về chất lượng không khí là hạt bụi lơ lửng (ký hiệu PM10 nghĩa là hạt bụi thuộc loại to, có kích thước 2,5-10 µM; ký hiệu PM2,5 nghĩa là hạt bụi nhỏ có kích thước dưới 2,5 µM nên dễ đi sâu vào phổi và vì thế nguy hiểm cho sức khỏe nhất), các khí như lưu huỳnh điôxit (SO2), ôxit nitơ (NOx), cacbon (CO), và ôzôn (O3). Tags: Lá thư bác sĩ
Bầu cử Mỹ: 'Phó tướng' ông Trump bỏ phiếu, mong hàn gắn nước Mỹ DUY LINH 05/11/2024 Theo báo The New York Times, cuộc bỏ phiếu tại 8 hạt có thể báo hiệu sớm ai là chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Vụ 20 trẻ mầm non vào viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể DƯƠNG LIỄU 05/11/2024 Chiều 5-11, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về vụ việc trẻ nhập viện nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Trường mầm non xã Giang Ma.
Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy và ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vì 'chạy án' ĐAN THUẦN 05/11/2024 Bà Lê Thị Mỹ Châu (chủ tịch HĐQT Công ty Pharmacy Group) bị bắt tạm giam, vì móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để 'chạy án' cho một bị can đang bị Công an TP.HCM tạm giam.
Nhận tiền giúp hoãn nhập ngũ, phó chỉ huy trưởng quân sự bị bắt LÊ TRUNG 05/11/2024 Nhận tiền của người khác để giúp hoãn gọi khám nghĩa vụ và hoãn nhập ngũ, phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã ở Quảng Nam bị bắt tạm giam.