1,7 tỉ bảng và kỹ năng tự chủ tài chính của thiếu niên Anh
Báo cáo tiết lộ rằng thanh thiếu niên trung bình chi 54 bảng mỗi tuần, từ 13 bảng ở tuổi 13 đến 68 bảng ở tuổi 19 bằng tiền tiêu vặt, hoặc thu nhập từ các công việc làm thêm.
Khi cần mua một sản phẩm bất kỳ, 22% thanh thiếu niên chia sẻ họ sẽ mua đồ cũ qua các trang mạng như Depop, Facebook Marketplace hay Ebay, để có thể tiết kiệm tiền chi tiêu cho nhiều việc khác.
Những thanh thiếu niên ở Anh còn ý thức được rất sớm về những khoản tiết kiệm, trong đó, 81% dành dụm mỗi tháng được một số tiền nhỏ. Điều này cho thấy các em tự chủ về những phần tiền tiêu vặt, từ đó có tư duy tài chính từ rất sớm, góp phần xây dựng kỹ năng cá nhân trong việc quản lý gia sản khi trưởng thành.
Người Việt trẻ: Kỹ năng quản lý tài chính đứng thứ 14/16
Trái ngược, thực trạng ở Việt Nam cho thấy trẻ em "tiếp xúc chậm" với tư duy về dùng tiền và quản lý tiền, hay nói đúng hơn là quản lý tài chính cá nhân.
Một khảo sát của Master Card về am hiểu tài chính cho thấy người Việt trẻ rất hạn chế về kỹ năng quản lý tiền cơ bản (52/100 điểm) và yếu nhất về kỹ năng đầu tư tài chính (51/100 điểm). Năng lực quản lý tài chính nói chung của người Việt trẻ trong khảo sát này đứng thứ 14/16 quốc gia tham gia khảo sát.
Trong khi đó, một khảo sát của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 trên đối tượng học sinh, sinh viên trong độ tuổi 13-18 cho thấy chỉ 17,2% người tham gia khảo sát biết tiết kiệm một phần tiền sinh hoạt phí của mình, 8,8% tiêu hết sạch tiền và số còn lại thì không biết làm gì với tiền.
Trẻ em Việt Nam được tiếp xúc khá chậm trễ hơn với tiền so với trẻ em ở các nước khác trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Trên trường, các em chưa có những bài học, hướng dẫn cụ thể về tiền, hay bao quát hơn về tài chính, để có một nền tảng chắc chắn hơn.
Những con số trên phản ánh lỗ hổng kiến thức về tài chính xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhiều bậc phụ huynh mong muốn con mình thành tài, tự chủ tài chính trong tương lai, nhưng không có sự chuẩn bị từ sớm cho trẻ bởi chính họ cũng không có đủ kiến thức và biết thời điểm phù hợp.
Bí quyết giúp con biết quản lý tài chính hiệu quả
Cách tốt nhất để con chủ động trong thực hành quản lý tài chính cá nhân, vận dụng lý thuyết vào thực tế chính là trao quyền cho trẻ được tự quyết về cách sử dụng tiền.
Ở Anh, các ngân hàng thường cung cấp cho trẻ em từ 11 đến 18 tuổi các loại thẻ thanh toán, hoặc tài khoản thanh toán gắn liền với tài khoản ngân hàng của bố mẹ hoặc người giám hộ, được thiết kế để giúp trẻ em học cách quản lý tiền bạc và thực hành kỹ năng tài chính cá nhân.
Tại Mỹ, trẻ em dưới 18 tuổi có thể mở tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ngân hàng với sự đồng ý của phụ huynh hoặc người giám hộ.
Tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) cũng đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family, hướng đến việc hỗ trợ phát triển tư duy tài chính sớm cho trẻ em, thông qua việc trao quyền cho trẻ được quản lý tài khoản riêng dưới sự hướng dẫn và quản lý của cha mẹ.
Techcombank Family thiết kế lộ trình từng bước để bố mẹ có thể dễ dàng đồng hành cùng con: Đăng ký - Thiết lập tính năng - Quản lý chi tiêu của con ngay trên ứng dụng Techcombank Mobile với những thao tác đơn giản: Chuyển tiền vào tài khoản của con định kỳ, linh hoạt cài đặt hạn mức giao dịch và theo dõi hoạt động chi tiêu của con…
Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ em từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình, với thông tin đăng nhập độc lập, để tự quản lý kế hoạch tài chính, tự chủ chi tiêu trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Từ việc được sử dụng tài khoản cá nhân, trẻ sẽ học về chi tiêu, cách quản lý "ngân sách" mình đang có từ những khoản tiền như bố mẹ cho tiêu vặt, tiền thưởng khi làm việc tốt…
Từ đó, con nắm bắt được nhu cầu chi tiêu của bản thân hằng ngày, và số tiền đang có trong tài khoản, có những khái niệm về thu - chi, lựa chọn khoản chi nào cho hiệu quả nhất và làm quen dần với bài học tiết kiệm.
Với bố mẹ Việt hiện đại, việc giáo dục cho con sử dụng tiền đúng đắn không còn quá khó khi có sự đồng hành của Techcombank Family, góp phần giúp thế hệ tương lai tiếp cận kiến thức tài chính và tạo lập nền tảng quản lý gia sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận