TS.BS Lê Trường Giang - chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM - chia sẻ thông tin tại hội thảo - Ảnh: Ngọc Loan |
Đó là thực tế mà TS.BS Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM), nêu tại hội thảo cập nhật hướng dẫn về điều trị và dự phòng HIV do Hội phòng chống HIV/AIDS TP.HCM tổ chức sáng 10-12.
“Nhiều người sau khi đạp phải kim tiêm, có quan hệ tình dục không an toàn, biết mình bị phơi nhiễm nhưng không biết sơ cấp cứu, sơ cứu xong không biết đến nơi nào để điều trị ban đầu”, ông Hùng nêu thêm.
Theo ông, “1 đồng dự phòng hơn 10 đồng điều trị”. Do đó ngoài mục tiêu 90% người nhiễm được phát hiện được điều trị bằng thuốc ARV thì cũng nên đặt ra mục tiêu 90% người có hành vi có nguy cơ nhiễm HIV được điều trị phơi nhiễm kịp thời trong vòng 72 giờ.
TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, cũng cho biết việc điều trị phơi nhiễm cho nhân viên y tế gặp tai nạn y khoa có khả năng nhiễm HIV hay cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ… đã được thực hiện nhiều năm nay cho thấy hiệu quả rất lớn khi không có ca nào điều trị phơi nhiễm kịp thời mà bị nhiễm HIV. Đồng thời, hiện nay điều trị nhiễm và phơi nhiễm HIV đều đã được đưa vào danh mục chi trả của BHYT.
Tuy nhiên, người dân vẫn thiếu thông tin về việc phải khẩn cấp điều trị phơi nhiễm và tối thiểu trong vòng 72 giờ sau khi có hành vi nguy cơ để ngăn chặn nguy cơ nhiễm HIV và cũng không biết tìm đến địa chỉ nào.
Đồng thời, hệ thống điều trị hiện nay mới chỉ có duy nhất Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận điều trị phơi nhiễm cho người dân.
“Cần tuyên truyền cho người dân biết về điều trị phơi nhiễm HIV, đồng thời TP.HCM cũng cần kiến nghị mở rộng điều trị phơi nhiễm HIV cho người dân ở các phòng khám y tế quận, huyện, có quy định điều trị phơi nhiễm để người dân dễ dàng tiếp cận”, ông Giang nêu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận