TTCT - Khu vực Bắc cực đang nóng lên từng ngày sau khi Tập đoàn Cairn Energy (Anh) tuyên bố tìm thấy bùn chứa dầu tại giếng khoan Alpha - 1S1 ngoài khơi bờ biển phía tây Greenland ngày 21-9. Vài tuần trước, nơi đây đã thu hút sự chú ý của cả thế giới khi Cairn tìm thấy hydrocarbon. Phóng to Các nhà hoạt động môi trường của Greenpeace dựng “trại” ngay bên dưới giàn khoan thăm dò Stena Don của Cairn Energy để phản đối khai thác dầu tại Greenland - Ảnh: Reuters Trước đây người ta đã tìm thấy khí đốt tại Greenland, nhưng đây là lần đầu tiên khoan thấy bùn chứa dầu. Bill Gammel, tổng giám đốc điều hành Cairn Energy, tỏ ra rất lạc quan trước triển vọng khai thác dầu tại miền băng giá này và đã công bố sẽ đầu tư 1 tỉ USD trong vòng ba năm để thăm dò dầu khí ở Greenland. Theo ước tính của Công ty nghiên cứu địa chất USGS (Mỹ), vùng bờ biển phía tây Greenland, nằm giữa Canada và Greenland, có trữ lượng 18 tỉ thùng dầu. Tới nay, Greenland đã đồng ý cho 13 tập đoàn dầu khí, trong đó có những “đại gia” như Chevron, Exxon Mobil, Husky Energy (Mỹ), Maersk Oil, Dong Energy (Đan Mạch) tiến hành thăm dò tại đây. Đối với các tổ chức bảo vệ môi trường như Greenpeace (Hòa bình xanh), đây lại là một tin xấu! Không chỉ quan ngại về những tác động lên môi trường tại khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nhất vì tình trạng biến đổi khí hậu, các nhà hoạt động môi trường còn lo ngại nguy cơ xảy ra tràn dầu nếu các núi băng trôi trên biển va đập vào giàn khoan. Nếu sự cố xảy ra, thiệt hại có thể sẽ cao gấp mười lần thảm họa tràn dầu tại vùng vịnh Mexico. Theo Cairn Energy, từ khi bắt đầu khoan thăm dò họ luôn có tàu kéo, sà lan túc trực để kéo núi băng khỏi khu vực nguy hiểm và đã lập một quỹ dự phòng 10 tỉ USD để giải quyết sự cố nếu có. Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ môi trường không dễ bị thuyết phục. Từ tháng 8, khi có tin Cairn tiến hành khoan thăm dò, Greenpeace đã đưa tàu Esperanza của họ tới vịnh Baffin nhằm cản trở không cho giàn khoan Stena Don hoàn thành việc khoan thăm dò trước cuối tháng 9, trước khi các núi băng theo dòng hải lưu trôi vào vịnh. Chính phủ Đan Mạch đã phái một tàu hải quân đến theo dõi hoạt động của Esperanza, khoanh một vùng cấm bay 5km và một vùng cấm xâm nhập 500m quanh khu vực giàn khoan. Đã có xung đột giữa lực lượng bảo vệ và các thành viên Greenpeace khi những người này tìm cách thâm nhập khu vực cấm. Greenland rộng 2,2 triệu km2, trong đó có tới 1,8 triệu km2 bị băng tuyết bao phủ, là thuộc địa của vương quốc Đan Mạch từ năm 1721. Từ tháng 6-2009, Greenland trở thành vùng bán tự trị. Nhiều năm qua, Đan Mạch đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học từ mẫu giáo đến đại học và hỗ trợ Greenland 4 tỉ kroner/năm (khoảng 689 triệu USD), bằng một nửa ngân sách của đảo. Tuy nhiên, cuộc sống của 50.000 dân tại đây, với 90% là người Eskimo Inuit, những năm gần đây rất khó khăn. Nạn tham nhũng cùng sự yếu kém trong quản lý làm ngân sách luôn thiếu trước hụt sau. Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu khiến mùa đánh bắt hải sản, nhất là tôm - nguồn thu nhập chính của dân Greenland - ngắn lại và khó lường, nghề làm áo từ da hải cẩu bị ảnh hưởng nặng nề vì phong trào tẩy chay áo lông và da thú. Greenland rất giàu tài nguyên, có đủ loại khoáng sản: vàng, kim cương, dầu khí... nhưng công tác thăm dò, khai thác rất khó khăn vì băng tuyết phủ dày, có nơi dày tới 3,5km. Vài năm gần đây khi Trái đất ấm lên, băng tan nhanh khiến công tác thăm dò dầu mỏ trở nên dễ dàng hơn, những người Inuit bắt đầu nhen lên hi vọng vào nguồn tài nguyên trên đảo. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu để họ đòi được quyền bán tự trị. Giờ Greenland có thể mơ tới một nền độc lập hoàn toàn một khi có thể tự túc về kinh tế, nhưng nhiều người băn khoăn về những khó khăn trong tương lai khi nơi đây trở thành địa bàn tranh chấp của nhiều siêu tập đoàn với sự hậu thuẫn của các cường quốc trong một thế giới khát nhiên liệu. Hơn nữa, thời gian từ khi tiến hành thăm dò tới khi khai thác thương mại có thể mất hàng chục năm, trong khi tác động xấu lên môi trường đã xuất hiện từ bây giờ.
Tình báo Ukraine: Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga UYÊN PHƯƠNG 26/11/2024 Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine (DIU) cáo buộc Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cho Nga.
Bất động sản, ai ai cũng... khóc ÁI NHÂN 26/11/2024 Lâu nay nhiều người cứ nghĩ làm bất động sản dễ ăn lắm, giá nhà đất cứ lên vù vù mới có chuyện "một người cười, chín người đau".
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc trong vụ án nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.