Ngoài ra, mục tiêu đào tạo hệ này hướng đến việc bổ sung cán bộ các địa phương so với thực tế có độ vênh quá lớn...
Đó là những bất cập được thảo luận tại hội nghị đánh giá kết quả bảy năm thực hiện chế độ cử tuyển trên địa bàn Tây nguyên. Hội nghị do Ban chỉ đạo Tây nguyên, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh Tây nguyên.
Tốt nghiệp cử nhân lịch sử bảy năm nhưng không được bố trí việc làm nên chị Ma Hiếu, người đồng bào dân tộc Chu Ru (xã Ta Tru, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) phải ở nhà trồng lúa, cà phê kiếm sống qua ngày - Ảnh: P.THÀNH |
Theo Ban chỉ đạo Tây nguyên, toàn vùng được giao 2.537 chỉ tiêu cử tuyển. Đến nay thực tuyển được 1.944 chỉ tiêu (đạt 76,6%), có 1.194 sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ có 744 người (đạt 62,31%) được sắp xếp việc làm.
“Nguyên nhân của tình trạng này là do một số địa phương thực hiện việc xét cử tuyển chưa chặt chẽ, thiếu chính xác, tuyển sai khu vực, không đúng đối tượng. Thậm chí có trường hợp là con em cán bộ ở thành phố, thị xã nhưng chuyển hộ khẩu về vùng 3 để hợp thức hóa cho con em đi học chế độ cử tuyển.
Chất lượng đào tạo hệ cử tuyển thấp khiến sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc. Cần phải soát xét lại cả quá trình đào tạo hệ cử tuyển hiện nay cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ” - ông Trần Việt Hùng, phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây nguyên, đặt vấn đề.
Cũng tại hội nghị này, đại diện Trường Dự bị ĐH TP.HCM nêu thực trạng nhiều học sinh học dự bị tại trường quá yếu. Sau khi cho lưu ban một năm các bạn vẫn không đạt các tiêu chuẩn để vào các trường ĐH. Nhà trường đề nghị các bạn đi học CĐ hoặc trung cấp để phù hợp với khả năng.
“Thế nhưng tất cả các địa phương đều phản đối và yêu cầu phải để các em học ĐH. Việc học như vậy rõ ràng chất lượng không cao mà còn gây hậu quả cho nơi tiếp nhận sau này” - TS Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trưởng Trường Dự bị ĐH TP.HCM, cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận