Showbiz muôn màu

Đạo diễn Kore-eda mang phim đến Cannes để nghe bình luận khắc nghiệt nhất

HÀ TRÂM

Đăng lúc 09:00 | 12/04/2024

Tại một sự kiện trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM, 'bảo vật điện ảnh Nhật Bản' Hirokazu Kore-eda nhận định Cannes là một nơi rất khắc nghiệt.

Mới đây, buổi công chiếu phim Broker (Người môi giới) và giao lưu với "bảo vật điện ảnh Nhật Bản" - đạo diễn Hirokazu Kore-eda trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần thứ nhất, đã quy tụ nhiều nhà làm phim, nghệ sĩ, giới truyền thông cùng khán giả tham dự.

Đạo diễn Hirokazu Kore-eda trong một sự kiện của HIFF

Đạo diễn Hirokazu Kore-eda trong một sự kiện của HIFF

Khi điện ảnh Nhật Bản hòa quyện cùng nghệ thuật Sài Gòn

Buổi chiếu phim Broker không chỉ là một trải nghiệm điện ảnh đầy cảm xúc mà còn là cơ hội để khán giả được gặp gỡ, trò chuyện và nghe những chia sẻ thật đáng quý về nghề, về những bộ phim của vị đạo diễn tài ba Kore-eda.

Theo kế hoạch của ban tổ chức, buổi trò chuyện sẽ kết thúc vào lúc 22h30 để đạo diễn được nghỉ ngơi (vì lịch trình của ông tại HIFF khá nhiều). Nhưng trước sự nồng nhiệt của khán giả, hàng loạt cánh tay giơ lên đặt câu hỏi, đạo diễn đã tuyên bố ông sẵn sàng ngồi lại giao lưu "đến lúc nào cũng được, tuy nhiên ai mệt có thể về ngủ trước nhé" - vị đạo diễn hài hước nói.

Nhà báo Lê Hồng Lâm (trái) và đạo diễn Hirokazu Kore-eda

Nhà báo Lê Hồng Lâm (trái) và đạo diễn Hirokazu Kore-eda

Tại đây, rất nhiều câu hỏi về cảm hứng làm phim, cách ông làm việc với phóng viên, từng chi tiết được ông đặt để, quá trình làm phim đã mang đến những trải nghiệm đặc biệt nào cho ông, và các tác phẩm đạt giải Cannes có ý nghĩa gì trong sự nghiệp được đặt ra.

Trước mỗi câu trả lời, ông đều suy nghĩ rất lâu, trả lời một cách khiêm tốn trước những lời khen tặng và đưa ra những góc nhìn thú vị với câu hỏi về việc làm phim.

Bên cạnh đó, hành trình thực hiện và lý do chọn Liên hoan phim Cannes là nơi công chiếu bộ phim Broker cũng được đạo diễn hé lộ.

Nói về lý do quyết định mang tác phẩm của bản thân ra khỏi biên giới Nhật Bản, cụ thể là Hàn Quốc, đạo diễn cho biết: "Tôi rất ít đi du lịch, chỉ nơi nào có liên hoan phim hoặc sự kiện về phim ảnh tôi mới đến. 

Thật ra thì tôi rất thích Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, nhưng phim đầu tiên lấy bối cảnh nước ngoài của tôi ở Busan vì tôi đã đến Hàn Quốc để dự Liên hoan phim Busan. Khi đến đây tôi đã thực sự muốn làm phim về những con người, phố phường nơi đây.

Bên cạnh đó, tại đây, tôi đã có cơ hội được gặp gỡ với những diễn viên nổi tiếng như Song Kang Ho, Kang Dong Won, IU, Bae Doo Na... Và chính những diễn viên này đã ngỏ ý muốn được hợp tác với tôi. Đó là lý do Broker ra đời".

Broker là cú bắt tay của đạo diễn Nhật Bản Kore-eda Hirokazu với dàn diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc.

Broker là cú bắt tay của đạo diễn Nhật Bản Kore-eda Hirokazu với dàn diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc.

Đặc biệt hơn, Broker đã giúp cho tài tử Song Kang Ho giành giải Nam diễn viên xuất sắc nhất, một vinh dự chưa từng có tiền lệ khi anh là nam diễn viên Hàn Quốc đầu tiên chiến thắng ở hạng mục này tại Cannes 2022.

Đặc biệt hơn, Broker đã giúp cho tài tử Song Kang Ho giành giải Nam diễn viên xuất sắc nhất, một vinh dự chưa từng có tiền lệ khi anh là nam diễn viên Hàn Quốc đầu tiên chiến thắng ở hạng mục này tại Cannes 2022.

Đạo diễn Kore-eda: Tôi không hẳn vui hay sung sướng khi đến Cannes

Bộ phim Broker đã nhận được tràng vỗ tay tán dương kéo dài tận 12 phút sau buổi ra mắt tại Cannes. Đồng thời, đây là bộ phim Hàn Quốc từng giành hai giải thưởng tại Liên hoan phim Cannes là Phim hay nhất do ban giám khảo bình chọn và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Nói thêm về lý do thường chọn Cannes để khởi chiếu và gửi tác phẩm tranh giải, Kore-eda bày tỏ: "Đó là một nơi rất khắc nghiệt và không dễ dàng chút nào. Tại đây, tôi được gặp và nghe rất nhiều nhà phê bình bình luận khắc nghiệt về tác phẩm của mình, mà vẫn phải lắng nghe. Thế nên tôi không hẳn vui hay sung sướng khi đến Cannes. Đó là thực tế.

Nhưng khi đến đó, tôi gặp được rất nhiều người sống ở nhiều quốc gia với hoàn cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời đại. Nhờ đó tôi nhận ra tôi không hề cô đơn khi làm phim. Rất nhiều người trên thế giới đang làm phim như mình.

Liên hoan phim Cannes cũng là nơi có lịch sử rất lâu đời. Tôi cảm nhận được chiều dài của lịch sử, phim của ngày xưa, của hiện tại và tương lai".

Trong suốt buổi giao lưu, khán giả sẽ bắt gặp một Kore-eda đĩnh đạc và điềm tĩnh, hiếm khi thể hiện cảm xúc, ngay cả với sự nồng nhiệt của fan hâm mộ dành cho ông.

Trong suốt buổi giao lưu, khán giả sẽ bắt gặp một Kore-eda đĩnh đạc và điềm tĩnh, hiếm khi thể hiện cảm xúc, ngay cả với sự nồng nhiệt của fan hâm mộ dành cho ông.

Một điểm đáng chú ý được Kore-eda chia sẻ khi giao lưu với người hâm mộ Việt Nam, đó là cách ông làm việc với các diễn viên nhí. Theo đó, đạo diễn dành rất nhiều thời gian để trò chuyện, chơi cùng với các em nhỏ và không bao giờ đặt ra các 'bài tập diễn xuất' để các em luyện tập mỗi khi rời khỏi phim trường.

Mỗi sáng khi đến phim trường, các diễn viên nhí mới được nhận kịch bản và lời thoại sẽ quay vào ngày hôm đó, và Kore-eda sẽ kiên nhẫn chờ đến khi các diễn viên bắt được mạch cảm xúc của nhân vật thì mới bắt đầu ghi hình.

Đạo diễn Kore-eda chia sẻ: "Tôi sẽ điềm tĩnh chờ đợi, không hối thúc hay nổi cáu, đợi đến khi cảm xúc của nhân vật đủ thì tôi mới bắt đầu ghi hình. Bởi khi làm việc với trẻ em tôi sẽ dành rất nhiều thời gian ở bên cạnh.

Đi ăn uống, chơi ở công viên, gặp gỡ gia đình của các diễn viên nhí của mình. Kể cả những trang phục của các diễn viên tôi cũng tự tay đi chọn. Đó là cách để tôi có thể thấu hiểu và làm việc với các diễn viên nhỏ tuổi".

Một cảnh trong phim "Monster", tác phẩm đề cử Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2023.

Một cảnh trong phim "Monster", tác phẩm đề cử Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2023.

Đạo diễn Kore-eda Hirokazu cũng cho biết lý do nhận lời tham gia HIFF 2024 là vì ông Kim Dong Ho. Ông Kim Dong Ho là người sáng lập Liên hoan phim quốc tế Busan và hiện là chủ tịch danh dự của HIFF 2024.

"Ông Kim Dong Ho là ân nhân trong sự nghiệp của tôi. Ông đã gọi cho tôi, mời tham gia và tôi đồng ý" - nhà làm phim, đạo diễn Kore-eda Hirokazu chia sẻ.

Khi được hỏi về việc liệu sẽ có một bộ phim được ông lấy cảm hứng từ TP.HCM hay muốn làm phim ở TP.HCM như đã làm khi đến Busan (Hàn Quốc) - phim Broker không, Kore-eda nói: “Việc đó rất có thể xảy ra, nếu Liên hoan phim quốc tế TP.HCM có lần hai, lần ba và lần nào cũng... mời tôi, giúp tôi được giao lưu, tìm hiểu về Việt Nam”.

Đạo diễn Kore-eda sẵn sàng ngồi lại đến tận khuya để đáp lại tình cảm nồng nhiệt mà khán giả dành cho mình.

Đạo diễn Kore-eda sẵn sàng ngồi lại đến tận khuya để đáp lại tình cảm nồng nhiệt mà khán giả dành cho mình.

Hirokazu Kore-eda sinh năm 1962 tại Tokyo, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu sự nghiệp điện ảnh từ việc làm trợ lý đạo diễn cho đến đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu cho truyền hình.

Bộ phim đầu tay của ông - Maborosi (năm 1995) từng tranh giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice gây ấn tượng mạnh mẽ. Đây cũng khởi đầu cho sự nghiệp làm phim kéo dài gần 30 năm với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu như: After life (1998), Still walking (2008), Air doll (2009), Shoplifters (2018), Broker (2022) hay mới đây nhất là tác phẩm được trình chiếu tại Việt Nam: Monster (2023).

Phim của Kore-eda ghi đậm dấu ấn tại các kỳ Liên hoan phim Cannes, mang về những thành tựu nổi bật trong đó có Cành cọ vàng (phim Shoplifters, 2018), Jury Prize - giải thưởng của ban giám khảo (Like father like son, 2013), Nam diễn viên xuất sắc nhất (hai lần, với Nobody knows - 2004 và Broker - 2022), Kịch bản xuất sắc nhất với Monster (2023)...

Hirokazu Kore-eda nhận giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2018.

Hirokazu Kore-eda nhận giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes 2018.

Hirokazu Kore-eda không chỉ là một đạo diễn, ông còn là một người kể chuyện qua những thước phim. Những bộ phim của ông đều mang những thông điệp nhân sinh sâu sắc và dễ đồng cảm. 

Đặc biệt, chủ đề gia đình luôn là một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm của ông, tạo nên sự gần gũi và thấu hiểu cho khán giả khắp nơi.

Phim của ông thường xoáy sâu vào hiện thực và các vấn đề nhức nhối như câu chuyện người mẹ bỏ con trong Nobody knows, nạn buôn bán trẻ em trong phim Broker hay chuyện về một gia đình chuyên đi ăn trộm đồ siêu thị trong Shoplifters.

Kể cả khi tâm điểm câu chuyện là những tiêu cực khó bào chữa thì Kore-eda vẫn tìm thấy tính nhân văn trong mỗi nhân vật bằng cái nhìn nhân đạo, không phán xét.

Billie Eilish liên tục lập kỷ lục với chiến lược marketing độc lạBillie Eilish liên tục lập kỷ lục với chiến lược marketing độc lạ Ngô Lỗi, Triệu Kim Mạch khắc họa cuộc đời cơ thủ trong Giữa cơn bão tuyếtNgô Lỗi, Triệu Kim Mạch khắc họa cuộc đời cơ thủ trong Giữa cơn bão tuyết Son Sukku trở lại màn ảnh rộng với Son Sukku trở lại màn ảnh rộng với 'Anh hùng bàn phím'
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới SHOWBIZ MUÔN MÀU