Cảnh trong vở Câu thơ yên ngựa, lớp Xử án Thượng Dương - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đây là chương trình do công ty của những người trẻ tốt nghiệp từ các ngành văn hóa thực hiện với mục đích tôn vinh nghệ thuật truyền thống. Chương trình diễn 10 suất từ tháng 7 đến tháng 10, sau đó lên kế hoạch lưu diễn ở các trường đại học.
Một phân cảnh trong vở - clip: DUYÊN PHAN
“Quá trình sáng tạo dẫu có căng thẳng, lo âu, vất vả nhưng với tôi, đó là giai đoạn hạnh phúc vì được cùng nhiều người chung tay thực hiện một chương trình tôn vinh giá trị nghệ thuật truyền thống hướng đến cộng đồng.
Đạo diễn QUANG THẢO
Đạo diễn Quang Thảo - Ảnh: DUYÊN PHAN
Người được mời viết kịch bản và tổng đạo diễn Cải lương - Trăm năm nguồn cội là đạo diễn Quang Thảo, tác giả mát tay của chương trình Ngày xửa ngày xưa ở IDECAF, tác giả và đạo diễn - diễn viên một số vở diễn ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, các vở kịch, game show truyền hình...
* Không ít người khá bất ngờ vì anh vốn là "người của kịch nói" nhưng lần này được mời viết kịch bản và tổng đạo diễn một chương trình cải lương 100 phút?
- Khi nhận lời mời, chính tôi cũng đặt câu hỏi như thế với các bạn trẻ. Họ cho biết đã quan sát hành trình làm nghề của tôi rất kỹ. Họ biết tôi có khả năng viết kịch bản, dàn dựng và cũng là diễn viên. Để làm chương trình này, họ cần sức trẻ, người chịu lăn xả, cùng họ đi nghiên cứu, gặp gỡ các bậc tiền bối, đến vùng đất Bạc Liêu tìm hiểu kỹ càng về bản Dạ cổ hoài lang, bỏ mọi việc mấy tháng trời cùng họ xây dựng kịch bản, tìm cách thể hiện tốt nhất để tôn vinh nét độc đáo của bộ môn cải lương.
- NSUT Quế Trân trong vở Câu thơ yên ngựa - Ảnh: DUYÊN PHAN
* Anh có yêu cải lương?
- Tôi có gốc gác Bến Tre nên rất mê cải lương, thậm chí còn từng mơ làm kép hát. Lớn lên, tôi rất thích đọc những quyển sách có liên quan đến nghề hát như Hồi ký 50 năm mê hát (Vương Hồng Sển), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)...
Trong chương trình tôi khá yên tâm vì có sự hỗ trợ của NSND Bạch Tuyết ở vai trò cố vấn nghệ thuật, thạc sĩ Huỳnh Khải (nguyên trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.HCM) là giám đốc âm nhạc. Các khâu múa, phục trang... đều có những người phụ trách chuyên nghiệp.
Cảnh trong vở Câu thơ yên ngựa, lớp Xử án Thượng Dương - Ảnh: DUYÊN PHAN
* Kết cấu chương trình như thế nào, thưa anh?
- Đây là một đêm nghệ thuật sẽ có sự tham gia của gần 50 diễn viên (tính luôn diễn viên múa), trải dài qua các giai đoạn từ đờn ca tài tử tới bài Dạ cổ hoài lang, rồi bài vọng cổ, tân cổ giao duyên, các hình thức cải lương xã hội (Đời cô Lựu), cải lương tuồng cổ (Câu thơ yên ngựa, lớp Xử án Thượng Dương). Mỗi tiết mục sẽ có câu chuyện riêng với những thông điệp ý nghĩa.
Chúng tôi không dám tuyên bố to tát về chương trình, chỉ xem đây là nỗ lực của người trẻ góp thêm nét chấm phá tôn vinh chặng đường 100 năm nghệ thuật cải lương. Sau chặng đường đó, cải lương phải đi tiếp và đi như thế nào là trách nhiệm của người trẻ hôm nay.
Đêm 7-7, chương trình Cải lương - Trăm năm nguồn cội sẽ được công diễn tại nhà hát Bến Thành - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chương trình Cải lương - Trăm năm nguồn cội quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng - Ảnh: DUYÊN PHAN
NSƯT Bạch Tuyết và NSƯT Việt Anh trong vở Đời cô Lựu - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đạo diễn Quang Thảo đảm nhận một vai trong vở Đời cô Lựu - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận