Sau ba ngày dự một loạt các cuộc họp với quan chức cấp cao (SOM) để chuẩn bị cho Diễn đàn ARF, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 8 cũng như cuộc gặp các nhà lãnh đạo vào tháng 11, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Danny Russel đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với báo giới châu Á từ Yangon chiều 10-6.
Phóng to |
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Danny Russel - Ảnh: EPA |
“Hôm nay tôi có cuộc đối thoại rất hiệu quả, có chất lượng trong khuôn khổ đối thoại Mỹ - ASEAN với các quan chức cấp cao của 10 nước ASEAN.
Một gợi ý nữa của tôi dựa trên Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc - ASEAN năm 2002. Tôi đề xuất các bên hãy nêu rõ các hành động mà họ thấy là mang tính gây hấn và tự nguyện thực hiện việc ngưng các hành động gây hấn kiểu như vậy - các bên cùng thực hiện việc này. Ví dụ, liệu họ có thể cam kết đơn giản như không chiếm thêm các điểm trên biển Đông mà hiện giờ chưa hề có người?
Trong khi đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) vẫn đang diễn ra, mức độ căng thẳng ở biển Đông đang ngày càng leo thang nhanh chóng. Báo chí đã đưa tin về dấu hiệu của các dự án lấn biển quy mô lớn (của Trung Quốc) ở biển Đông, việc xây dựng các cơ sở quân sự... Gợi ý của tôi là các bên liên quan tham gia quá trình tự nguyện này để giúp giảm nhiệt tình hình, tăng khả năng có thể đạt được COC trong đàm phán, giảm thiểu nguy cơ của các sự cố” - ông Russel nói.
* Tuổi Trẻ: Tổng thống Obama trong bài diễn văn tại West Point đã cảnh báo rằng sự hung hăng của Trung Quốc có thể “kéo tới việc” quân đội Mỹ can thiệp. Xin ông làm rõ đâu là giới hạn để Mỹ can thiệp quân sự hay tăng sự hiện diện quân sự tại biển Đông?
“Một trong những vấn đề tôi nhấn mạnh là Tòa trọng tài quốc tế đề nghị Trung Quốc tham gia phiên tòa. Tòa đã đề nghị Trung Quốc từ nay tới giữa tháng 12 gửi hồ sơ làm rõ cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền. Tôi nghĩ điều này tạo cơ hội để xóa bỏ những điều mập mờ, không rõ ràng trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông - điều đã gây ra căng thẳng và bất ổn ở khu vực” - Danny Russel. |
- Bài diễn văn của Tổng thống Obama tại West Point tập trung vào chính sách an ninh Mỹ và việc sử dụng sức mạnh quân sự.
Đó là chiến lược với những nguyên tắc cơ bản nhưng chưa đề cập tình huống cụ thể nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (để Mỹ can thiệp quân sự vào).
Các điểm mà Tổng thống Obama rồi Ngoại trưởng Kerry và gần đây hơn là Bộ trưởng Hagel nêu tại đối thoại Shangri-La, họ đều nhấn mạnh hai điểm.
Thứ nhất, Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương. Các liên minh quân sự và quân đội của Mỹ trong nhiều thập kỷ đã có mặt ở đây, đảm bảo hòa bình cho khu vực, tạo điều kiện cho phát triển.
Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác trong khu vực có quan tâm tới biển Đông đều có lợi nhờ việc quân đội Mỹ có mặt. Chúng tôi sẽ tiếp tục sự hiện diện này trong tương lai. Mục tiêu của chúng tôi không phải là phát động chiến tranh mà để tránh chiến tranh.
Thứ hai, trong thế kỷ 21, ở một khu vực năng động và quan trọng tại châu Á, không có lý do gì mà các mâu thuẫn không thể giải quyết một cách hòa bình. Việc nhấn mạnh các biện pháp ngoại giao, giải quyết hòa bình các tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
* Tuổi Trẻ: Đã có quan ngại sâu sắc ở khu vực rằng Trung Quốc có thể kéo giàn khoan sâu xuống phía nam vào Trường Sa hay có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở biển Đông bằng việc xây dựng sân bay ở Gạc Ma hay bãi đá Chữ Thập. Ông bình luận sao về việc này?
- Đây là câu hỏi giả định. Chuyện (kéo giàn khoan xuống phía Nam, áp đặt ADIZ) chưa xảy ra và thật sự không nên xảy ra.
Theo lẽ thường tình, ở khu vực đang có căng thẳng, tất cả các bên nên và phải thực hiện kiềm chế. Kiềm chế và thận trọng là điều tất cả các nước trong khu vực nên làm, đặc biệt là các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
* Tài Tân (Bắc Kinh): Về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc triển khai giàn khoan 981 tới Hoàng Sa...
- Trên góc độ của Mỹ thì tuyên bố này chẳng liên quan gì cả. Đề xuất của tôi là cả Trung Quốc và Việt Nam cần rút toàn bộ tàu của mình, Trung Quốc cần rút giàn khoan của mình.
Không phải là chúng tôi thể hiện quan điểm là ai đúng ai sai, nhưng việc đó (rút giàn khoan, tàu) sẽ tạo khoảng không cho ngoại giao để xử lý căng thẳng.
* Bloomberg (Singapore): Quan điểm của Mỹ thế nào đối với việc tăng cường lấn biển của Trung Quốc tại Trường Sa?
- Đã có một số thông tin về hoạt động như lấn biển, xây dựng quy mô lớn căn cứ quân sự vượt xa cái được coi là duy trì nguyên trạng. Đặc biệt là nguyên trạng của năm 2002 khi Trung Quốc và các nước ASEAN ký DOC.
Ngoại giao là một biện pháp, sử dụng các cơ chế pháp lý là một lựa chọn khác. Dọa nạt hay đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền là không thể chấp nhận được. Mỹ đã công khai phê phán và lên án các hành vi như vậy.
* Yomiuri Shimbun: Ông đang thúc đẩy các cơ chế khu vực. Tình hình biển Đông thì ngày càng căng thẳng. Vậy các cơ chế khu vực này có thể làm gì để thúc đẩy ổn định?
- Việc Trung Quốc, 10 nước ASEAN, Nhật Bản, Mỹ... có thể ngồi cùng bàn để trao đổi thẳng thắn, mang tính xây dựng, có thể lắng nghe từ các bên chủ chốt như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình đối ngoại mà chúng tôi hi vọng sẽ đem lại giải pháp hòa bình cho mâu thuẫn và đảm bảo các hành vi có trách nhiệm ở khu vực. Các bên có thể nghe từ các phía khác nhau.
Tôi không nghĩ việc nghe các quan điểm khác sẽ giúp giải quyết vấn đề nhưng việc các nước, các nhà lãnh đạo có thông tin đầy đủ để đánh giá tác động từng quyết định của họ đối với các nước láng giềng và danh tiếng của chính họ.
Tôi biết đoàn Trung Quốc dù có bài phát biểu rất quyết liệt bảo vệ hành động và quan điểm của mình vẫn đã ghi nhận những quan ngại của các bên về triển khai giàn khoan một cách đơn phương, mang tính gây hấn. Tôi biết họ ghi nhận sự quan ngại chung về các hành vi mà các nước láng giềng thấy là đe dọa họ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận