Thuyền trưởng Võ Thành Tân, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, chạy tàu ra Trường Sa, lặn bắt được con cá mú đỏ
Có những chiếc tàu làm nghề lưới vây, quân số 10 - 15 người, chen chúc ăn ở, ngủ nghỉ, đi lại, lao động nặng nhọc trên chiếc tàu gỗ có diện tích chỉ mấy chục m2, với 2 tháng ở lại liên tục giữa Biển Đông.
Ra biển, đồng hồ sinh học của con người bị đảo lộn. Họ ban ngày chỉ ngủ vài tiếng hồng hồ, ban đêm thức trắng để đánh bắt. Người làm nghề lặn lặn dưới độ sâu 20 - 50m ban đêm, luồn lách vào các ngõ ngách, hang sâu để săn bắt hải sản. Một tay cầm đèn pin, một tay cầm tên bắn hoặc phóng lao, khi phát hiện con cá to, họ tiến lại gần ra tay chính xác vào "điểm huyệt" con cá chết ngay lập tức.
Tàu loại lớn mua từ 10.000 - 25.000 lít dầu để đủ sức ở lại 1 tháng trên Biển Đông
Lao động nghề biển khơi phải đối mặt bao nhiêu mối hiểm nguy, mạng người như treo đầu ngọn sóng, vì cuộc sống mưu sinh họ phải chấp nhận tất cả.
Thuyền trưởng Ngô Xuân Hoàng, TP Cam Ranh (Khánh Hòa), làm nghề mành chụp ở ngư trường Trường Sa, chia sẻ: "Lao động nghề biển lắm gian nan. Nhiều đêm cá chạy nhiều, tất cả các thành viên trên tàu phải làm việc cật lực.
Gặp trời mưa lạnh, phải đứng dưới mưa nhặt mực, phân loại cá đưa vào khay nhựa, rồi mang xuống dưới hầm đá lạnh bảo quản. Làm cố cả đêm đến sáng cho xong việc, rồi tắm rửa, thả neo dù, ăn cơm, vào chợp mắt chút đỉnh. Xế chiều lại lo chuẩn bị dây, chì, lưới.
Làm khổ như vậy, nếu không may gặp chuyến biển bị thất thu, âm vốn thì lỗ vài trăm triệu đồng như thường".
Thuyền trưởng như Hoàng ngủ còn ít hơn bạn thuyền, ban ngày phải lo quan sát, canh chừng các tàu chở hàng khổng lồ đi qua va vào...
Kiểm tra hệ thống đèn“dẫn dụ” cá, mực trước khi khai thác
Chiều đến, các lao động trên tàu chuẩn bị lưới để đánh bắt vào buổi tối
Ngư dân ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lặn săn bắt hải sản ở Trường Sa
Ngư dân vui mừng bắt được con cá ngừ đại dương
Những mẻ lưới kéo lên cá đầy cả boong tàu
Đây là ngư trường mà ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ thường hay đánh bắt
Dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây A (Trường Sa) là nơi trú bão của ngư dân. Tại đây có nhà máy sản xuất nước đá, trạm bán dầu, xưởng sửa chữa tàu thuyền
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận